Mẫu số 01/PLV hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2024 ra sao?
Mẫu số 01/PLV hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2024 ra sao?
Hiện nay, mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới nhất năm 2024 được thực hiện theo Mẫu số 01/PLV tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể sau đây:
Tải mẫu số 01/PLV hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2024: Tại đây.
Mẫu số 01/PLV hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2024 ra sao?
Hình thức giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình hiện nay? Có thể giao kết bằng lời nói không?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua các hình thức như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Hiện nay giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua 03 hình thức như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản;
- Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động giúp việc gia đình như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Theo đó, bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
Như vậy, việc giao kết hợp đồng đối với người giúp việc gia đình bằng lời nói sẽ không có giá trị pháp lý.
Người giúp việc gia đình phải làm những công việc gì?
Căn cứ Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, người giúp việc gia đình thực hiện các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Người giúp việc gia đình có được nghỉ lễ, tết hay không?
Theo khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nêu:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
a) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
b) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
...
Theo đó, thời giờ nghỉ ngơi được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019. Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết thì:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, lao động là người giúp việc gia đình được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào những ngày lễ, tết trong năm sau đây:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?