Mẫu Quyết định cử đi công tác mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Quyết định cử đi công tác mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Quyết định cử đi công tác là một trong những mẫu văn bản được sử dụng phổ biến và thường xuyên. Phạm vi sử dụng cũng khá rộng, loại mẫu này có thể được sử dụng tại cơ quan hay tổ chức với mục đích cử một, một số cá nhân để thực hiện các công việc được giao tại một cơ sở khác hay một địa phương khác so với đơn vị đang làm việc trong một thời gian nhất định.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về mẫu Quyết định cử đi công tác. Tùy theo tình hình, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi đơn vị sẽ soạn thảo riêng cho mình một Quyết định cử đi công tác khi có nhu cầu cử nhân viên của mình đi công tác.
Dưới đây là mẫu Quyết định cử đi công tác mà các công ty, đơn vị có thể tham khảo:
(1) Mẫu Quyết định cử đi công tác trong nước
Tải mẫu Quyết định cử đi công tác trong nước: Tại đây.
(2) Mẫu Quyết định cử đi công tác nước ngoài
Tải mẫu Quyết định cử đi công tác nước ngoài: Tại đây.
Mẫu Quyết định cử đi công tác mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng những chế độ công tác phí nào?
Tại Thông tư 40/2017/TT-BTC, cán bộ công chức viên chức đi công tác sẽ được thanh toán 03 chế độ sau đây: Tiền chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú và tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, cụ thể về chế độ công tác phí như sau:
(1) Chi phí đi lại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2017/TT-BTC, chi phí đi lại được thanh toán theo hai hình thức đó là: Theo hóa đơn thực tế và theo khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác. Cụ thể:
- Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Gồm các chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, phương tiện công cộng đến nơi công tác và chiều ngược lại… theo giá ghi trên vé, hóa đơn, chứng từ mua vé hợp pháp…
- Thanh toán khoán: Cán bộ công chức viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đi công tác nhưng nếu tự túc bằng phương tiện cá nhân đến các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn cách cơ quan từ 10 km trở lên hoặc từ 15 km trở lên với các xã còn lại thì được khoán 0,2 lít xăng/km…
(2) Phụ cấp lưu trú
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC, ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, người này còn được hưởng thêm 01 khoản tiền hỗ trợ tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về là 200 nghìn đồng/ngày.
Riêng cán bộ công chức viên chức ở đất liền được cử đi công tác, làm nhiệm vụ trên biển đảo sẽ được hưởng phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.
(3) Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2017/TT-BTC, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác cũng được thanh toán theo 02 hình thức là hình thức khoán và theo hóa đơn thực tế.
a. Theo hình thức khoán
STT | Đối tượng | Mức thanh toán (đồng/ngày/người) |
1 | Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên | 1.000.000 |
2 | Các đối tượng cán công chức viên chức còn lại | |
2.1 | Nếu đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại 1 thuộc tỉnh | 450.000 |
2.2 | Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh | 350.000 |
2.3 | Đi công tác tại các vùng còn lại | 300.000 |
b. Theo hóa đơn trực tiếp
- Bộ trưởng và các chức danh tương đương: 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 01 người/phòng, không phân biệt nơi đến công tác;
- Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ từ 1.25 - 1,3: 1.200.000 đồng/ngày/phòng nếu công tác tại các quận, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thuộc đô thị loại 1; 1.100.000 đồng/ngày/phòng nếu công tác tại các vùng khác theo tiêu chuẩn 01 người/phòng;
- Các đối tượng khác: 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/phòng.
Người lao động được từ chối đi công tác xa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên cũng đã phải thỏa thuận rõ ràng về công việc và địa điểm làm việc.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH cũng có hướng dẫn về nội dung này như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
...
Theo đó, nếu các bên đã có thỏa thuận trước về việc công việc phải đi công tác xa trong hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.
Tuy nhiên để bảo vệ lao động nữ trong thời gian thực hiện thiên chức làm mẹ, tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định ngoài trường hợp yêu cầu đi công tác xa khi chưa có thỏa thuận trước đó thì có hai trường hợp người lao động được quyền từ chối đi công tác xa bao gồm:
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?