Mẫu phiếu xuất kho áp dụng cho các doanh nghiệp theo Thông tư 133 như thế nào?
Người quản lý kho là gì?
Quản lý kho là quá trình tổ chức, giám sát và điều phối các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ, xử lý và phân phối hàng hóa trong một kho hàng.
Quản lý kho bao gồm việc tổ chức không gian kho một cách hợp lý, kiểm soát hàng tồn, quản lý quá trình nhập xuất hàng, điều phối nhân sự làm việc trong kho, đảm bảo bảo trì và an toàn cho kho hàng, tạo và phân tích các báo cáo hoạt động, cũng như liên tục tối ưu hóa quy trình vận hành.
Quản lý kho hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu các quy trình vận hành, tăng năng suất làm việc, tiết giảm chi phí và xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác.
Người quản lý kho, hay còn gọi là Warehouse Manager, là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến kho hàng của một doanh nghiệp.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu phiếu xuất kho áp dụng cho các doanh nghiệp theo Thông tư 133 như thế nào?
Mẫu phiếu xuất kho áp dụng cho các doanh nghiệp theo Thông tư 133 như thế nào?
Mẫu phiếu xuất kho áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn theo Mẫu số 02 - VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Mẫu phiếu xuất kho: TẢI VỀ
Cách điền mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 133 như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có hướng dẫn cách điền mẫu phiếu xuất kho như sau:
Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
- Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tùy theo quy định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho.
Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).
Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.
Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?