Mẫu phiếu đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân mới nhất như thế nào?
Đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân vào thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về thời điểm đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân như sau:
Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
Đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động theo năm công tác, cụ thể:
1. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được tiến hành trong tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm;
2. Công chức, viên chức, người lao động khi chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
Như vậy, việc đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân sẽ được tiến hành trong tháng 12 hằng năm trước khi thực hiện xét thi đua, khen thưởng.
Mẫu phiếu đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân mới nhất như thế nào?
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đánh giá công chức, viên chức, người lao động
1. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức, viên chức, người lao động
a) Đối với lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động cấp Phòng thuộc các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; các Tòa án nhân dân cấp huyện không có Tòa chuyên trách.
Bước 1: Công chức, viên chức, người lao động làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mẫu phiếu đánh giá, phân loại tại Phụ lục;
Công chức, viên chức chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Lấy ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác và cấp ủy nơi cư trú.
Bước 2: Trưởng các đơn vị cấp Phòng thuộc các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện không có tòa chuyên trách chủ trì tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị để góp ý đối với nội dung Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức, người lao động. Các ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Trưởng các đơn vị cấp Phòng thuộc các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện không có tòa chuyên trách trên cơ sở các ý kiến tham gia tại Bước 1 và Bước 2 lập hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình báo cáo Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện đánh giá, phân loại (thông qua bộ phận được giao giúp việc về công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Phòng Tổ chức-Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, trực thuộc Trung ương; Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện) trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Bước 4: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ Hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động đánh giá theo thẩm quyền và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo, công chức, viên chức trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
b) Đối với Lãnh đạo các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có Tòa chuyên trách.
Bước 1: Công chức, viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mẫu phiếu đánh giá, phân loại tại Phụ lục; Lấy ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú.
Bước 2: Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm: Đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và Trưởng (Tòa, Phòng,...) các đơn vị cấu thành để mọi người đóng góp ý kiến đối với nội dung Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở các ý kiến tham gia tại Bước 1 và Bước 2 lập hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Lãnh đạo của đơn vị mình báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức-Cán bộ) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thông qua Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng) Hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Bước 4: Vụ Tổ chức-Cán bộ tổng hợp Hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, xin ý kiến nhận xét của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ trách trước ngày 08 tháng 12 hằng năm.
Bước 5: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đánh giá và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo, công chức, viên chức trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
2. Hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, gồm có:
a) Văn bản đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động;
b) Biên bản Hội nghị đánh giá, phân loại.
c) Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức, người lao động;
d) Ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, trình tự thủ tục và hồ đánh giá viên chức trong TAND được thực hiện như sau:
- Đối với viên chức cấp Phòng thuộc các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa, Phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; các Tòa án nhân dân cấp huyện không có Tòa chuyên trách:
Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mẫu phiếu đánh giá, phân loại tại Phụ lục;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị để góp ý đối với nội dung Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức, người lao động. Các ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại viên chức của đơn vị mình báo cáo Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện đánh giá, phân loại trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Bước 4: Cơ quan đánh giá theo thẩm quyền và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo, công chức, viên chức trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
- Hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, gồm có:
+ Văn bản đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động;
+ Biên bản Hội nghị đánh giá, phân loại.
+ Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức, người lao động;
+ Ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Mẫu phiếu đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TANDTC năm 2019 có quy định mẫu phiếu đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân - mẫu số 02, cụ thể như sau:
Tải Mẫu phiếu đánh giá viên chức trong Toà án nhân dân mới nhất: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?