Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 về Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Một phần mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân
Tải đầy đủ mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân: Tại đây.
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện bằng các hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Hình thức tuyển dụng
1. Việc tuyển dụng được thực hiện không quá 02 kỳ trong một năm.
2. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Thi tuyển
Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của cấp mình để tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, sơ tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định, phê duyệt để tổ chức thi tuyển.
b) Xét tuyển
b1) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trụ sở đóng trên địa bàn cấp huyện thuộc diện xét tuyển thì được xét tuyển (Phụ lục số 05). Không được điều động công chức được xét tuyển khi chưa đủ 05 năm công tác đến địa bàn không thuộc diện xét tuyển. Trường hợp công chức được xét tuyển có đủ 03 năm công tác trở lên ở khu vực xét tuyển, đơn vị có nhu cầu điều động đến nơi không thuộc đơn vị xét tuyển thì phải được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng văn bản trước khi thực hiện.
b2) Căn cứ vào các địa bàn thuộc diện xét tuyển và Kế hoạch tuyển dụng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét tuyển công chức của cấp mình để tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, sơ tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định, phê duyệt để tổ chức xét tuyển.
c) Việc tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, xét tuyển được thực hiện theo Mục 4 Chương III Quy chế này.
Theo đó, việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
- Thi tuyển;
- Xét tuyển.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Hội đồng tuyển dụng
...
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng:
a) Tiếp nhận, sơ tuyển, kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; thẩm định hồ sơ người trúng tuyển;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;
d) Tổ chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn (trong trường hợp thi vòng 2 phỏng vấn);
đ) Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong hoặc chấm phúc khảo xong (đối với trường hợp phúc khảo theo quy định), Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
7. Trường hợp đơn vị có nhu cầu tuyển dụng dưới 05 người hoặc số người đăng ký dự tuyển tại một kỳ tuyển dụng dưới 10 người thì chủ động liên hệ với Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khác để phối hợp tổ chức thi tuyển, xét tuyển hoặc báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có thể tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo cụm. Hội đồng thi tuyển, xét tuyển trong trường hợp trên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
- Tiếp nhận, sơ tuyển, kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; thẩm định hồ sơ người trúng tuyển;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;
- Tổ chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn (trong trường hợp thi vòng 2 phỏng vấn);
- Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong hoặc chấm phúc khảo xong (đối với trường hợp phúc khảo theo quy định), Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?