Mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ra sao? Nội dung thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện sẽ đánh giá như thế nào?
Mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ra sao?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Do đó, kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ do đơn vị có thẩm quyền tự soạn.
Có thể tham khảo mẫu sau đây:
>> Tải mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: TẠI ĐÂY
Xem thêm:
>> Mẫu đơn đăng ký dạy thêm dành cho giáo viên chuẩn nhất viết thế nào? Tải về tại đâu?
>> Bài thuyết trình thi giáo viên dạy giỏi mầm non ra sao? Tải mẫu bài thuyết trình tại đâu?
>> Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên?
>> Mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ra sao?
Mẫu Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ra sao? Nội dung thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện sẽ đánh giá như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện sẽ đánh giá như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thi, đánh giá các nội dung và kết quả Hội thi
1. Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi; thông báo lịch thi cho các cá nhân và đơn vị tham gia; tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, dự phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp của giáo viên tham dự Hội thi.
2. Đánh giá các nội dung thi:
a) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
b) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
- Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
3. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi:
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đảm bảo: Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại giỏi, và không có giám khảo đánh giá là loại trung bình trở xuống; phần trình bày biện pháp được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá mức đạt.
4. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Như vậy, các nội dung thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá như sau:
(1) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
(2) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
- Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
Không được ép buộc giáo viên thi giáo viên dạy giỏi đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
...
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
c) Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Theo quy định về nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi phải dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.
Do đó, không được ép buộc giáo viên thi giáo viên dạy giỏi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?