Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024 là mẫu nào?
Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024 là mẫu nào?
Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024 là Mẫu 08 quy định tại Phụ lục II Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
Tải mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024: TẢI VỀ.
Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2024 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động gồm những ai?
Theo Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động gồm:
- Những người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Những người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Những người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Những người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP), bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Những người làm công tác y tế.
- An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong bao lâu?
Theo Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (khoản 4 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Đối với nhóm 1, nhóm 4 thì tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 2 thì tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
- Nhóm 3 có tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 5 có tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 6 thì tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?