Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao?
Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao?
Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải được sử dụng hiện nay là mẫu đơn xin nghỉ phép trong Phụ lục 01 tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019. Dưới đây là hình ảnh mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải:
Tải mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ giao thông vận tải: Tại đây.
Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ nghỉ phép năm của công chức như thế nào?
Theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Hiện hành, quy định về nghỉ phép năm được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Do đó, chế độ nghỉ phép năm của công chức sẽ thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
…
Như vậy, nếu làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương như sau:
+ Điều kiện bình thường: 12 ngày làm việc.
+ Người khuyết tật, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày.
+ Làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày.
Trường hợp làm chưa đủ 12 tháng được nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng đã làm việc.
Cứ 05 năm làm việc thì công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Trình tự thủ tục xin nghỉ phép hằng năm của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định:
Trình tự, thủ tục giải quyết
1. Nghỉ hằng năm
a) Khi có nhu cầu nghỉ hằng năm, người lao động phải có Đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước 05 ngày làm việc và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ. Trường hợp đột xuất sẽ gửi Đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp quản lý biết.
b) Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định.
c) Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị để xem xét, quyết định.
d) Giải quyết nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 hoặc trả lời trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép.
...
Theo đó trình tự thủ tục xin nghỉ phép hằng năm của công chức làm ở Bộ Giao thông vận tải được quy định như sau:
- Khi có nhu cầu nghỉ hằng năm, công chức phải có Đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước 05 ngày làm việc và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ.
Trường hợp đột xuất sẽ gửi đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp quản lý biết.
- Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người lao động có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định.
- Đối với công chức thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, công chức gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị để xem xét, quyết định.
- Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT năm 2019 hoặc trả lời trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?