Mẫu đơn xin miễn học phí dành cho sinh viên mới nhất 2023? Sinh viên đi làm thêm được trả lương một giờ cao nhất là bao nhiêu?
Mẫu đơn xin miễn học phí dành cho sinh viên mới nhất 2023?
Căn cứ tại khoản 10, 11 và 12 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ban hành về đối tượng được miễn học phí dành cho sinh viên như sau:
Đối tượng được miễn học phí
...
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, sinh viên đang đào tạo hệ cử tuyển, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học, sinh viện học tại cở sở giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật thì có thể làm đơn xin miễn học phí.
Mặt khác hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin miễn học phí đối với sinh viên. Tuy nhiên, nội dung mẫu đơn cần đảm bảo các thông tin chính xác, trung thực minh bạch và phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị, trường học (nếu có).
Sau đây là hai mẫu đơn xin miễn học phí dành cho sinh viên mới nhất mà sinh viên có thể tham khảo:
Mẫu số 01: Tải về (Dùng cho sinh viên trường công lập).
Mẫu số 02: Tải về (Dùng cho sinh viên trường tư thục).
Mẫu đơn xin miễn học phí dành cho sinh viên mới nhất 2023?
Sinh viên học ngành nào được miễn học phí giáo dục đại học?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng được hỗ trợ miễn học phí giáo dục đại học khi học một số ngành, cụ thể:
Đối tượng được miễn học phí
...
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
...
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, người học sẽ được miễn giảm học phí theo quy định pháp luật nếu học các ngành sau:
- Chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Ngoài ra, trường hợp sinh viên là dân tộc thiểu số học ngành khác vẫn có thể được miễn giảm học phí nếu có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Sinh viên đi làm thêm được trả lương một giờ cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng 1 | 22.500 đồng/giờ |
Vùng 2 | 20.000 đồng/giờ |
Vùng 3 | 17.500 đồng/giờ |
Vùng 4 | 15.600 đồng/giờ |
Như vậy, tuỳ theo từng khu vực cũng như tính chất công việc và năng lực của mỗi sinh viên sẽ được trả lương theo giờ khác nhau. Tuy nhiên người sử dụng lao động không được trả cho sinh viên làm bán thời gian thấp hơn mức lương tối thiểu giờ theo quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?