Mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
d) Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
đ) Biên bản điều tra tai nạn lao động;
e) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
...
Dựa theo quy định trên, mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động là mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
>>> Mẫu Đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP: Tải về
Mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động là mẫu nào?
Đối tượng nào được áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động).
2. Nghị định này cũng được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Chiếu theo quy định trên, đối tượng được áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) tự nguyện là:
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và có tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ tự nguyện.
Như vậy, giờ đây người lao động làm việc không theo hợp đồng cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ. Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trước khi Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực, các quy định về bảo hiểm TNLĐ chủ yếu được quy định trong Nghị định 88/2020/NĐ-CP và Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Những văn bản này chỉ áp dụng cho những người lao động có hợp đồng lao động chính thức, dẫn đến nhiều đối tượng lao động tự do không được bảo vệ đầy đủ.
Sự thay đổi này không chỉ mở rộng phạm vi bảo hiểm mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với tất cả người lao động, bất kể hình thức làm việc của họ.
Điều này giúp nâng cao ý thức về an toàn lao động và khuyến khích người lao động tự do tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách an toàn hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho bản thân họ.
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện;
- Nguyên nhân của tai nạn không bắt nguồn từ mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động không phải cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Không sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?