Mẫu chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư hiện nay được quy định tại Mẫu BDLS-05 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
Tải đầy đủ mẫu chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư Tại đây
Mẫu chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư hiện nay được quy định thế nào?
Nội dung chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định:
Nội dung, hình thức bồi dưỡng
1. Tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung bồi dưỡng bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
c) Kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư;
d) Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.
2. Việc bồi dưỡng được tổ chức dưới hình thức khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư.
Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
- Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
- Kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư;
- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.
Đoàn luật sư có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định:
Trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
...
2. Trách nhiệm của Đoàn luật sư:
a) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng của luật sư thành viên;
b) Gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp nơi có trụ sở báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng, danh sách luật sư tham gia bồi dưỡng trong năm và kế hoạch bồi dưỡng của năm tiếp theo trước ngày 15/12 hàng năm;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Đoàn luật sư trước ngày 15/01; việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của Đoàn luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng. Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng, Đoàn luật sư báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng;
d) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng đúng kế hoạch bồi dưỡng đã được đăng tải; cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu quy định của Thông tư này; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng do mình thực hiện; thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý kỷ luật luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của Đoàn luật sư trong việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của luật sư là:
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng của luật sư thành viên;
- Gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp nơi có trụ sở báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng, danh sách luật sư tham gia bồi dưỡng trong năm và kế hoạch bồi dưỡng của năm tiếp theo trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Đoàn luật sư trước ngày 15/01; việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của Đoàn luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng.
Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng, Đoàn luật sư báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng;
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng đúng kế hoạch bồi dưỡng đã được đăng tải; cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng do mình thực hiện; thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
- Xử lý kỷ luật luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?