Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào? Câu hỏi từ anh H.T.T (Long An).

Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay?

Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

Tải mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động: Tại đây

Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay?

Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có phải lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động không?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.

Theo đó, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở là bao lâu?

Căn cứ khoản 6 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.
...

Theo đó thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

- Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.

- Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.

- Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên.

- Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người.

- Không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

Điều tra tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời hạn điều tra đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người trở lên là bao lâu?
Lao động tiền lương
Quy trình điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thực hiện thế nào?
Lao động tiền lương
Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được gửi đến những ai?
Lao động tiền lương
Đã công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động thì có được yêu cầu điều tra lại không?
Lao động tiền lương
Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở do ai lập?
Lao động tiền lương
Thành viên dự họp không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì phải làm sao?
Lao động tiền lương
Hiệu lực của Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước ra sao khi công bố Biên bản Điều tra lại?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Thời hạn điều tra tai nạn lao động chết người là bao lâu? Được tính từ thời điểm nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Điều tra tai nạn lao động
7,999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào