Mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1 năm 2023 - 2024 chuẩn nhất?
Mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1 năm 2023 - 2024 chuẩn nhất?
Mẫu báo cáo sơ kết thi đua được lập vào cuối kỳ I của năm học. Đây là biên bản báo cáo về tình hình học tập, giảng dạy và tham gia các hoạt động của trường. Qua đó, nhà trường sẽ đưa ra phương hướng hoạt động của học kì 2 và nêu lên những ý kiến của mình.
Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1. Tuy nhiên nội dung của báo cáo không được trái với quy định pháp luật. Có thể tham khảo mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1 sau đây:
Mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1 năm 2023 - 2024: TẢI VỀ
Mẫu báo cáo sơ kết thi đua học kỳ 1 năm 2023 - 2024 chuẩn nhất?
Giáo viên có thể đạt được những danh hiệu thi đua nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định danh hiệu thi đua đối với cá nhân cụ thể như sau:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên có thể đạt được 04 danh hiệu thi đua cụ thể như sau:
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
- Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
- Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.
Đồng thời, từ 01/01/2024, giáo viên không có sáng kiến vẫn đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 23 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 để đạt được chiến sĩ thi đua cấp cơ sở thì công chức, viên chức bắt buộc phải có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận...
Tuy nhiên, theo Điều 23 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2024) đã quy định giáo viên không còn bắt buộc phải có sáng kiến để đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở nữa.
Thay vào đó, giáo viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến” tại Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022;
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.
Như vậy theo quy định mới của Luật Thi đua, Khen thưởng 2022, để đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thì giáo viên không còn bắt buộc phải có sáng kiến nữa.
Mà có thể thay bằng đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đề tài khoa học có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu,...
Giáo viên khi nào nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cho cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, được bình xét trong thực hiện phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động;
b) Đối với cá nhân công tác trong các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia: Có 02 năm liên tục được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận hoặc trong 05 năm trước khi nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chưa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen;
c) Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có nghĩa cử cao đẹp, hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, dịch bệnh, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, có tác dụng nêu gương và được đơn vị, địa phương ghi nhận, tôn vinh;
d) Có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, khởi nghiệp; có sáng kiến, giải pháp trong nghiên cứu khoa học; vượt khó, vươn lên học giỏi; tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng được cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận;
đ) Có nhiều đóng góp, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho ngành Giáo dục, được cơ quan quản lý trực tiếp và đơn vị thụ hưởng xác nhận;
e) Có thời gian công tác từ 05 năm trở lên; có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của đơn vị được ghi nhận nhân dịp kỷ niệm thành lập vào năm tròn.
Như vậy, cá nhân là giáo viên sẽ nhận được trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?