Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất như thế nào ạ? Câu hỏi của chị M.H (Quảng Nam).

Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?

Mẫu sơ yếu lý lịch Mẫu 2C đang được áp dụng là Mẫu 2C-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV, cụ thể như sau:

2c

Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức: TẢI VỀ

Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?

Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?

Hướng dẫn cách viết mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức như thế nào?

Sau đây là hướng dẫn cơ bản cách viết mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mà cá nhân có thể tham khảo:

(1) Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh.

(2) Tên gọi khác: là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật.. (nếu có).

(3) Sinh ngày: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh.

Giới tính: ghi giới tính của cán bộ, công chức là Nam hoặc Nữ.

(4) Nơi sinh: ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi cán bộ, công chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>.

(5) Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của cán bộ, công chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).

(6) Dân tộc: ghi rõ tên dân tộc của cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh'me, ...

(7) Tôn giáo: Cán bộ, công chức đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo,... Nếu không theo tôn giáo nào, thì không được bỏ trống mà khi là "Không".

(8) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.

(9) Nơi ở hiện nay: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đang ở hiện tại.

(10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình, thì ghi cụ thể là "không nghề nghiệp".

(11) Ngày tuyển dụng: ghi rõ ngày, tháng, năm công chức có quyết định tuyển dụng và tên cơ quan ban hành quyết định tuyển dụng (ngày được bổ nhiệm, phê chuẩn đối với cán bộ).

(12) Chức danh (chức vụ) hiện tại: ghi rõ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chức danh công việc chính hiện tại đang được phân công đảm nhiệm về chính quyền (hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm).

(13) Công việc chính được giao: ghi cụ thể tên công việc chính được phân công đảm nhiệm.

(14) Ngạch công chức: ghi rõ ngạch công chức

Mã ngạch: ghi rõ mã nghạch

Ghi rõ bậc lương, hệ số lương và ngày/tháng/năm được hưởng lương.

Ghi rõ hệ số phụ cấp chức danh (chức vụ) hoặc phụ cấp khác (nếu có).

15.1- Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

15.2- Trình độ chuyên môn cao nhất: ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ, có bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

15.3- Lý luận chính trị: ghi trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo, bồi dưỡng như: Cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

15.4- Quản lý nhà nước: ghi chứng chỉ đào tạo; chứng chỉ bồi dưỡng theo ngạch công chức như: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên; cán sự. Chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh công chức lãnh đạo như: Cấp Phòng và tương đương, cấp Sở và tương đương, cấp Vụ và tương đương, Thứ trưởng và tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh; chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; chứng chỉ bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

15.5- Trình độ ngoại ngữ:

- Đối với cán bộ, công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, thì ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường hợp đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn bằng + tên ngoại ngữ. Ví dụ như: Cử nhân Pháp văn, Thạc sĩ Anh văn, ...

15.6- Trình độ tin học: ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với văn bằng, chứng chỉ của viên chức được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với 15 kỹ năng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

(16) Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam; ngày, tháng, năm được công nhận Đảng viên chính thức (nếu có). Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng đươc tính liên tục thì ngày vào Đảng tính từ lần thứ nhất. Trường hợp tuổi Đảng không được tính liên tục thì ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.

(17) Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội: ghi ngày, tháng, năm tham gia tổ chức chính trị, chính trị - xã hội như: Đoàn, Hội, ... đồng thời ghi rõ làm việc gì trong tổ chức đó.

(18) Ngày nhập ngũ: ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội, công an (nếu có). Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.

(19) Danh hiệu được phong tặng cao nhất: ghi danh hiệu anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân, ưu tú, ... (nếu có) và năm được phong tặng.

(20) Sở trường công tác: làm việc gì thì thích hợp nhất, có hiệu quả nhất (công tác Đảng, đoàn thể; quản lý kinh tế, hành chính, doanh nghiệp; sở trường nghiên cứu về,..., giảng dạy về,...; nghệ nhân gì, viết văn, họa sĩ, ca sĩ, diễn viên, vận động viên,...).

(21) Khen thưởng: ghi hình thức khen thưởng cao nhất (như Giấy khen, Bằng khen, Vinh dự được nhà nước phong tặng, Huy chương, Huân chương), vào năm nào

(22) Kỷ luật: Ghi cụ thể hình thức kỷ luật cao nhất (như Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (hạ ngạch công chức), cách chức, buộc thôi việc) về đảng, chính quyền hoặc đoàn thể, năm nào.

(23) Tình trạng sức khỏe: ghi rõ tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại (tốt, trung bình, kém); có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.

(24) Là thương binh hạng: ghi rõ là thương binh hạng mấy trên mấy (nếu có). Trường hợp là con gia đình thuộc diện chính sách, thì ghi rõ là con thương binh, con liệt sĩ, con người nhiễm chất độc da cam Dioxin,...

(25) Số chứng minh nhân dân: ghi rõ số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và ngày cấp.

(26) Sổ bảo hiểm xã hội (Sổ BHXH): ghi số sổ bảo hiểm xã hội đã và đang tham gia đóng bảo hiểm cho đến thời điểm khai hồ sơ lý lịch.

(27) Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vu, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: Ghi rõ tên trường, chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng; trong khoảng thời gian nào; hình thức đào tạo là gì, được cấp văn bằng, chứng chỉ ra sao.

(28) Tóm tắt quá trình công tác: Ghi theo trình tự thời gian “Từ tháng/năm đến tháng/năm”: Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, …

(29) Đặc điểm lịch sử bản thân:

Khai rõ: bị bắt, bị tù (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu?), đã khai báo cho ai, những vấn đề gì? Bản thân có làm việc trong chế độ cũ (cơ quan, đơn vị nào, địa điểm, chức danh, chức vụ, thời gian làm việc…):

- Tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu ..?):

- Có thân nhân (Cha, Mẹ, Vợ, Chồng, con, anh chị em ruột) ở nước ngoài (làm gì, địa chỉ …)?

(30) Quan hệ gia đình:

+ Về bản thân: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con, anh chị em ruột

+ Về bên vợ (hoặc chồng): Cha, Mẹ, anh chị em ruột

>> Nêu rõ Mối quan hệ, Họ và tên, Năm sinh, Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội …?)

(31) Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức: Ghi theo thời gian Tháng/năm, mã số, bậc lương, hệ số lương.

(32) Nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.

Hồ sơ công chức có được thể hiện qua sơ yếu lý lịch công chức không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về hồ sơ công chức như sau:

Hồ sơ và hồ sơ gốc của công chức
1. Hồ sơ công chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về công chức, bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của công chức, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ, và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của công chức kể từ khi được tuyển dụng.
2. Hồ sơ gốc của công chức: là hồ sơ công chức do cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lập và xác nhận lần đầu khi công chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật.

Theo đó hồ sơ công chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về công chức được thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ, và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của công chức kể từ khi được tuyển dụng.

Sơ yếu lý lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12 trong sơ yếu lý lịch?
Lao động tiền lương
Xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch chứng thực có giá trị trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Khai sơ yếu lý lịch mẫu 2c BNV/2008 dành cho cán bộ, công chức có giống với khai SYLL viên chức không?
Lao động tiền lương
Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn cho người lao động?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên năm 2024 và cách viết? Sinh viên mới ra trường được nhận mức lương thử việc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024 và cách viết? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch công chức để tiếp nhận vào làm công chức phải lập trước bao nhiêu ngày?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sơ yếu lý lịch
8,153 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sơ yếu lý lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sơ yếu lý lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào