Mã hóa dữ liệu là gì? Ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học ra sao?
Mã hóa dữ liệu là gì? Ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học ra sao?
Theo Điều 3 Luật Dữ liệu 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Chủ sở hữu dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng và trao đổi giá trị của dữ liệu do mình sở hữu.
15. Quyền của chủ sở hữu dữ liệu đối với dữ liệu là quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.
16. Mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận biết được sang định dạng không nhận biết được.
17. Giải mã dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ định dạng không nhận biết được sang định dạng nhận biết được.
18. Điều phối dữ liệu là hoạt động tổ chức điều động và phân phối dữ liệu, quản lý, giám sát, tối ưu hóa luồng dữ liệu chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
Theo đó mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận biết được sang định dạng không nhận biết được.
Lưu ý: Luật Dữ liệu 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
Mã hóa dữ liệu là một kỹ thuật quan trọng trong nghiên cứu khoa học để bảo vệ thông tin nhạy cảm và đảm bảo tính bảo mật. Dưới đây là một số ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học:
- Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption)
Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu. Một ví dụ phổ biến là thuật toán AES (Advanced Encryption Standard). Trong nghiên cứu khoa học, AES có thể được sử dụng để bảo vệ dữ liệu bệnh nhân trong các nghiên cứu y tế, đảm bảo rằng chỉ những người có khóa mới có thể truy cập thông tin nhạy cảm.
- Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption)
Mã hóa bất đối xứng sử dụng một cặp khóa: khóa công khai (public key) để mã hóa và khóa riêng (private key) để giải mã. RSA là một ví dụ điển hình của mã hóa bất đối xứng. Trong nghiên cứu khoa học, RSA có thể được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khi truyền tải qua mạng, đảm bảo rằng chỉ người nhận có khóa riêng mới có thể giải mã dữ liệu.
- Mã hóa băm (Hashing)
Mã hóa băm chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi ký tự cố định, không thể đảo ngược. SHA-256 là một ví dụ về thuật toán băm. Trong nghiên cứu khoa học, mã hóa băm có thể được sử dụng để xác thực tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo rằng dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ hoặc truyền tải.
- Mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu y tế
Trong các nghiên cứu y tế, mã hóa dữ liệu là cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân của bệnh nhân. Ví dụ, khi thu thập dữ liệu từ các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng mã hóa đối xứng để bảo vệ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và mã hóa bất đối xứng để bảo vệ dữ liệu khi truyền tải giữa các hệ thống.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Mã hóa dữ liệu là gì? Ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học ra sao? (Hình từ Internet)
Nhà khoa học có được thuê nhà ở công vụ không?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở 2023 quy định:
Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
...
đ) Giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
e) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật;
g) Căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được bố trí nhà ở công vụ theo đề nghị của Bộ Xây dựng trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ 2013 sẽ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Điều kiện được thuê nhà ở công vụ đối với nhà khoa học như thế nào?
Theo Điều 30 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định thì để được thuê nhà ở công vụ thì nhà khoa học phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Có quyết định giao làm chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của pháp luật khoa học công nghệ;
- Có quyết định công nhận là nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 20 m2 sàn/người.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?