Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập cần kinh nghiệm như thế nào?
- Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập cần kinh nghiệm như thế nào?
- Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập có quyền hạn ra sao?
- Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những công việc cụ thể nào?
- Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định về vị trí việc làm lý lịch tư pháp hạng 2 bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập cần kinh nghiệm như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. - Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của chức danh nghề nghiệp. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Phẩm chất khác ... |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. |
Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập cần kinh nghiệm như thế nào?
Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập có quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các công việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp liên quan theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị. |
Lý lịch tư pháp hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những công việc cụ thể nào?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện văn bản, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, kế hoạch về lý lịch tư pháp. |
Hướng dẫn | 1. Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp; tổ chức biên tập hoặc tham gia biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ lý lịch tư pháp. 2. Tổ chức hoặc tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng về lý lịch tư pháp. |
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ | 1. Tham gia thực hiện công tác dữ liệu lý lịch tư pháp (Lập Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền; cập nhật giấy chứng nhận đặc xá, chấp hành xong hình phạt tù; cập nhật thông tin cải chính hộ tịch, giấy chứng tử; khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp …). 2. Tham gia kiểm tra, phân loại, cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp. 3. Chủ trì thực hiện tiếp nhận, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. |
Tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình và văn bản, công việc khác về lý lịch tư pháp hoặc các văn bản khác khi được phân công. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao. |
Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định về vị trí việc làm lý lịch tư pháp hạng 2 bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 06/2023/TT-BTP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2023.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Như vậy, Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành bắt đầu có hiệu lực từ 20/10/2023.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?