Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi bị đau mắt đỏ không?

Cho tôi hỏi lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ? Người lao động có được nghỉ làm khi bị đau mắt đỏ? Câu hỏi của anh Q.A (Phú Yên)

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ?

5 loại thuốc nhỏ trị bệnh đau mắt đỏ được khuyến cáo có thể dùng:

Ofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc dạng kê đơn, đặc trị đau mắt đỏ do vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả điều trị nhiễm trùng mắt do vi rút.

Thuốc nhỏ mắt đỏ Levofloxacin cũng là kháng sinh nhóm fluoroquinolone. Levofloxacin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, thường dùng Levofloxacin dạng nước nồng độ 0,5%.

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ, thuốc nhỏ, trong đó dạng thuốc nhỏ được dùng để điều trị các đau mắt đỏ.

Thuốc Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, có thể điều trị khỏi bệnh về mắt do nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. Thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn gây bệnh đã đề kháng lại các thuốc kháng sinh như penicillin, aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin.

Neomycin là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương. Thuốc có 2 dạng là dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Tần suất sử dụng thuốc được khuyến cáo từ 3 – 4 lần/ngày. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh đau mắt đỏ có thể bị ngứa rát, kích ứng kéo dài khoảng 1 tuần.

Tobramycin là một loại kháng sinh mạnh, thuộc nhóm aminoglycosid. Với bệnh đau mắt đỏ, thuốc Tobramycin 0,3% được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gram âm.

Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được bào chế với 2 dạng, dạng dung dịch và dạng mỡ tra mắt.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cũng đưa ra một số tư vấn khi sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ: Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt trong 15 - 30 ngày sau khi mở nắp; luôn chú ý đến hạn sử dụng của thuốc. Không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng.

Trong trường hợp nhỏ nhiều loại thuốc nhỏ mắt thì không nên nhỏ liên tiếp vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, hãy đợi 3 – 5 phút rồi mới nhỏ tiếp loại thuốc khác. Trường hợp dùng song song thuốc nước và thuốc mỡ thì nên dùng thuốc nước trước 3 – 5 phút sau mới tiếp tục dùng thuốc mỡ.

Luôn rửa tay kỹ với xà phòng trước và sau khi nhỏ mắt. Khi nhỏ mắt, không để đầu ống nhỏ mắt tiếp xúc trực tiếp với mắt. Không dùng tay quẹt mắt. Nên nhỏ từng giọt một, không nên nhỏ liên tục nhiều giọt, vừa gây lãng phí thuốc vừa tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Tránh sử dụng chung chai thuốc nhỏ mắt với người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh. Luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, tần suất sử dụng. Không tự ý dùng các loại lá để xông, đắp lên mắt để tránh làm bệnh nặng hơn.

Xem chi tiết: https://congthuong.vn/nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-nho-mat-tri-benh-dau-mat-do-273086.html

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ?

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ?

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế như thế nào?

Khi không có dịch:

- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Không dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...

- Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Xem chi tiết: https://vncdc.gov.vn/cach-phong-benh-dau-mat-do-nd14385.html

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi bị đau mắt đỏ?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động nghỉ việc trong các trường hợp trên sẽ được hưởng nguyên lương.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc do ốm đau (đau mắt đỏ) sẽ có hai trường hợp người lao động được nghỉ có hưởng lương là:

Trường hợp 1: Thời gian nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm. Ngày nghỉ chế độ ốm đau sẽ được tính như ngày nghỉ phép của người lao động và được hưởng nguyên lương. (Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm).

Trường hợp 2: Người lao động nghỉ theo chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Khi đó người lao động sẽ được nhận lương do cơ quan bảo hiểm chi trả, mức hưởng chế độ ốm đau được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trường hợp này người lao động phải thuộc đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nghỉ hưởng nguyên lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cha mẹ nuôi mất thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương mấy ngày?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương khi người thân mất không?
Lao động tiền lương
Sống thử bao lâu thì phải kết hôn? Người lao động kết hôn thì có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
31 8 lễ gì? Vào ngày này người lao động có được nghỉ làm và hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Người lao động kết hôn được nghỉ hưởng nguyên lương 3 ngày có đúng không?
Lao động tiền lương
Người thân kết hôn thì có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương mấy ngày khi con đẻ kết hôn?
Lao động tiền lương
Ngày 3 tháng 9 năm 2024 người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
Tổng số ngày nghỉ trong tháng 9 2024 của NLĐ được hưởng nguyên lương là bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong tháng 5?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ hưởng nguyên lương
3,299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ hưởng nguyên lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ hưởng nguyên lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào