Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu?

Cho tôi hỏi lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu? Câu hỏi từ anh N.H (Huế).

Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải
1. Chủ tàu có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải. Trong một vụ tai nạn lao động hàng hải nếu có nhiều thuyền viên bị tai nạn lao động thì mỗi thuyền viên bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
2. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Việc lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải được quy định như sau:
a) Chủ tàu lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP;
b) Cơ quan thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Dẫn chiếu khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
...

Theo đó, chủ tài lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian như sau:

- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động hàng hải chết người;

- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động hàng hải khác.

Cơ quan thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu?

Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)

Tai nạn lao động hàng hải được phân thành bao nhiêu loại?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phân loại tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Thuyền viên bị Tòa án ra Quyết định tuyên bố là đã chết đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Theo đó, tai nạn lao động hàng hải được phân thành 03 loại như sau:

- Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người).

- Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng).

- Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ).

Chủ tàu có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải?

Căn cứ Điều 71 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
b) Huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
đ) Đối với tàu có từ năm thuyền viên trở lên, phải thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban an toàn lao động;
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hàng năm.
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị của tàu biển có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp thì chủ tàu có trách nhiệm theo quy định của pháp luật như trên.

Tai nạn lao động hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chủ tàu biển có phải thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục BHYT chi trả khi thuyền viên bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trung ương là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Chủ tàu biển có phải trả lương trong thời gian thuyền viên điều trị do bị tai nạn lao động hàng hải không?
Lao động tiền lương
Khai báo tai nạn lao động hàng hải được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Tai nạn lao động hàng hải là gì? Có mấy loại tai nạn lao động hàng hải?
Lao động tiền lương
Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người?
Lao động tiền lương
Thế nào được xem là tai nạn lao động hàng hải nặng?
Lao động tiền lương
Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động hàng hải
378 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động hàng hải

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Tổng hợp khung giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào