Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đúng không?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:
Hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
1. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định như sau:
a) Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân;
b) Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
c) Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ.
Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng. Ngoài ra, còn được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội .
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đúng không? (Hình từ Internet)
Trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định thì trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm:
- Trang phục xuân hè (quần áo xuân hè, áo xuân hè dài tay);
- Trang phục thu đông (mũ bông gắn huy hiệu, quần áo thu đông, áo ấm, áo sơ mi, ca ra vát); mũ mềm gắn huy hiệu; mũ cứng gắn huy hiệu; mũ bảo hiểm; dây lưng; giầy da; dép nhựa; bít tất; quần áo mưa;
Trang phục thu đông trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc các địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên. Các địa phương còn lại trang bị trang phục thu đông khi có nhu cầu.
Trường hợp không trang bị trang phục thu đông thì trang bị thay thế bằng 01 bộ quần áo xuân hè (tiêu chuẩn 01 năm/01 bộ) và 01 cái áo xuân hè dài tay (tiêu chuẩn 02 năm/01 cái).
Mẫu trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 40/2024/NĐ-CP.
Giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thời gian sử dụng bao lâu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định:
Trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
...
d) Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về bảo đảm tiêu chuẩn trang phục cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhiều hơn mức tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này hoặc trang bị thêm các loại trang phục khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
đ) Vải may quần áo xuân hè, áo xuân hè dài tay, quần áo thu đông, áo ấm, ca ra vát, mũ mềm, mũ cứng, mũ bông sử dụng vải Gabadin màu cỏ úa ánh nâu làm vải chính; tỷ lệ pha 65% Polyester, 35% Visco; kiểu dệt chéo 2/1.
Vải may áo sơ mi sử dụng vải Pôpơlin màu cỏ úa ánh vàng; tỷ lệ pha 65% Polyester, 35% Visco; kiểu dệt vân điểm.
Vải may quần áo mưa sử dụng vải Vinilon tráng nhựa PVC màu cỏ úa.
2. Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
a) Mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Mỗi thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được cấp lần đầu 01 biển hiệu, 01 giấy chứng nhận và có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Theo đó mỗi thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được cấp lần đầu 01 giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?