Luật sư làm giảng viên trong lúc hành nghề luật sư được không?
Luật sư làm giảng viên trong lúc hành nghề luật sư được không?
Theo khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
...
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 cũng quy định:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp luật sư làm giảng viên thuộc diện là viên chức tuyển dụng thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trường hợp luật sư làm giảng viên thỉnh giảng không thuộc diện viên chức thì luật sư có thể thực hiện việc giảng dạy.
Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ pháp luật, khi luật sư làm giảng viên trong lúc hành nghề luật sư cần phải xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của mình trong cả hai lĩnh vực: hành nghề luật sư và giảng dạy.
Tóm lại, trong trường hợp luật sư là viên chức, họ không được phép giảng dạy trong thời gian hành nghề. Nếu không thuộc diện này, luật sư có thể tham gia giảng dạy nhưng cần đảm bảo tuân thủ các quy định.
Luật sư có được làm giảng viên trong lúc hành nghề luật sư không? Luật sư bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Luật sư bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, luật sự bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
- Nhận đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?
Theo Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 về Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”.
Như vậy, Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày 10 tháng 10 hàng năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?