Lũ ống là gì? Sau Bão số 3 (Siêu bão Yagi) thì lũ ống xảy ra ở đâu?
Lũ ống là gì? Sau Bão số 3 (Siêu bão Yagi) thì lũ ống xảy ra ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
2. Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
...
Theo đó lũ ống là một dạng thiên tai, hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Lũ ống là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa, thường xuất hiện ở các khu vực miền núi. Hiện tượng này xảy ra khi nước mưa lớn không kịp thoát khỏi các khu vực có địa hình khép kín bởi các dãy núi cao xung quanh. Nước từ trên cao đổ xuống nhanh chóng, tạo ra dòng chảy mạnh và gây ngập lụt, tàn phá khu vực hạ lưu.
Sau Bão số 3 (Siêu bão Yagi) thì lũ ống có thể xảy ra ở các khu vực miền núi, nơi có địa hình dốc và hệ thống thoát nước kém. Các khu vực này bao gồm:
- Vùng núi cao: Lũ ống thường xuất hiện ở các vùng núi cao do lượng mưa lớn và địa hình dốc, khiến nước mưa không kịp thoát và tạo ra dòng chảy mạnh.
- Khu vực sa mạc: Ở các vùng sa mạc, lũ ống có thể xảy ra sau các trận mưa lớn do đất không thấm nước tốt, dẫn đến nước chảy nhanh và mạnh.
- Khu vực đô thị: Trong các thành phố, lũ ống có thể xảy ra do hệ thống thoát nước không đủ khả năng xử lý lượng nước mưa lớn, đặc biệt là ở các khu vực thấp.
>> Đứt gãy địa chất là gì? Đứt gãy địa chất ở Quảng Ninh sẽ gây hậu quả gì?
Tải thông báo số: DBLU_17/5h30/DBQG về tin lũ đặc biệt lớn ngày 11/9/2024: TẢI VỀ
Lũ ống là gì? Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, phẩm chất như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Cục trưởng thuộc Bộ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ, phẩm chất như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. |
Kiến thức bổ trợ | - Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương (sau khi được bổ nhiệm). - Có trình độ tin học, ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ, Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục, Phó Giám đốc sở và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục thuộc Bộ. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Cục thuộc Bộ. - Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Cục thuộc Bộ trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển. - Có khả năng tổng kết, sơ kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Cục thuộc Bộ. - Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ sau mình. - Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu hồ sơ theo hệ thống để phục vụ cho nhiệm vụ công tác của Cục thuộc Bộ, của Bộ trước mắt cũng như lâu dài. |
Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Cục trưởng thuộc Bộ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Cục thuộc Bộ. | - Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Cục theo quy định của Bộ. - Phân công nhiệm vụ cho các phòng trực thuộc Cục thuộc Bộ. - Phân công công việc cấp phó giúp việc quản lý và từng công chức trong Cục thuộc Bộ. - Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của các phòng. - Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức. |
Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Cục thuộc Bộ. | - Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức. - Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục thuộc Bộ. - Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ với những việc vượt quá phạm vi chức trách. |
Quản lý công chức | - Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Cục thuộc Bộ. - Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp. - Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Cục thuộc Bộ; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Bộ xin ý kiến. - Tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc, chế độ chính sách, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa và đạt hiệu quả cao. |
Quản lý hoạt động chung. | - Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cục thuộc Bộ. - Xử lý và quản lý văn bản đến. - Ký trình Lãnh đạo Bộ về các văn bản do Cục thuộc Bộ dự thảo. - Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Bộ. - Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Cục với Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Bộ phụ trách. - Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định. - Đại diện cho Cục về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc. |
Quản lý tài chính, tài sản | - Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý tài sản của Cục thuộc Bộ theo ủy quyền và quy định. - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Cục thuộc Bộ theo ủy quyền, theo quy định. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | - Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Cục thuộc Bộ. - Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Cục thuộc Bộ. - Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Bộ. |
Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Bộ và theo quy chế làm việc. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức. |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?