Lịch tựu trường năm học 2023-2024 là ngày nào? Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?
Lịch tựu trường năm học 2023-2024 là ngày nào?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2023.
- Thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Kết thúc học kỳ 1 trước ngày 15/1/2024; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ 2 trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.
Tuy nhiên, lịch tựu trường chính thức sẽ do UBND các tỉnh quyết định dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem chi tiết kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tại đây
Lịch tựu trường năm học 2023-2024
Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên như sau:
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
b) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
c) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
...
Như vậy, năm học 2022 - 2023, thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
Nhà giáo có những nhiệm vụ và quyền gì?
Tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 nhiệm vụ của một nhà giáo đã được nêu rõ như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Đồng thời, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 đề cập đến các quyền mà nhà giáo được hưởng, cụ thể:
Quyền của nhà giáo
1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà giáo có các nhiệm vụ và quyền được nêu như trên. Có thể thấy rằng quyền được nghỉ hè cũng là một đặc quyền chỉ dành cho nghề nhà giáo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?