Lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng 2024 chính thức? Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa?
Lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng 2024 chính thức?
Căn cứ Kế hoạch 75/KH-UBND ngày 22-3 của UBND TP Đà Nẵng về tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2024 (DIFF-2024) với chủ đề "Made in Unity - Kết nối toàn cầu - Rạng rỡ năm châu".
Theo đó, DIFF 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 8/6-13/7/2024 tại sân khấu pháo hoa bên sông Hàn. 8 đội pháo tham gia DIFF 2024, gồm 7 đội quốc tế (Pháp, Italy, Mỹ, Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Phần Lan) và đội đại diện Việt Nam đến từ Đà Nẵng.
Đêm khai mạc DIFF 2024 sẽ diễn ra vào tối 8/6 với chủ đề "Made of Unique culture - Tinh hoa văn hóa" cùng phần thi mở màn giữa đội Việt Nam và đương kim vô địch DIFF 2023 - Pháp.
Các đêm tiếp theo sẽ lần lượt chứng kiến cuộc tranh tài giữa các đội:
Italy - Mỹ (15/6) (Made of Nature wisdom – Tuyệt tác thiên nhiên).
Đức - Ba Lan (22/6) (Made of Love inspiration - Tình yêu diệu kỳ).
Trung Quốc - Phần Lan (29/6) (Made of Fairy tales - Thế giới thần tiên) và
Đêm chung kết diễn ra vào 13/7 với tên gọi "Made of Young generation - Nhịp đập tương lai".
Như thường niên, các đội pháo sẽ có 20-22 phút để trình diễn.
Lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng 2024 chính thức? Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa? (Hình từ Internet)
Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
1. Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
d) Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
đ) Người sử dụng pháo hoa nổ;
e) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa;
d) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa, thuốc pháo hoa và tại cửa hàng kinh doanh pháo hoa; nhân viên bán pháo hoa; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Nội dung huấn luyện
a) Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
đ) Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
e) Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
g) Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
h) Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
i) Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
...
Như vậy, người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa.
Trường hợp nào được phép sử dụng pháo hoa?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?