Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ này không?

Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Lễ Sen Dolta năm nay, người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương không?

Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào?

Lễ Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ được, lưu giữ qua nhiều thế hệ. Hằng năm, Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ diễn ra từ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch.

Theo tiếng Khmer, từ “Sen” có nghĩa là cúng, còn “Dol” có nghĩa là bà, “Ta” nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Dịp lễ này, luôn được bà con đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị hết sức chu đáo. Thông thường, mỗi gia đình sẽ cử 1 hoặc 2 thành viên đến hỗ trợ nhà chùa làm những công việc chuẩn bị cho ngày lễ như: treo cờ phướn, dọn cỏ, quét dọn khuôn viên tháp đựng cốt, sơn phết tháp… Các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà, mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường có điểm chung đều là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer Nam bộ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ này không?

Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ này không?

Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp Lễ Sen Dolta 2024 không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...

Theo lịch vạn niên năm 2024, Lễ Sen Dolta sẽ rơi vào ngày 01 đến 03/10 dương lịch.

Do đó, Lễ Sen Dolta không phải là ngày nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương theo quy định.

Tuy nhiên, để nghỉ hưởng nguyên lương vào Lễ Sen Dolta người lao động vẫn có thể dùng số ngày nghỉ phép năm của mình.

Ngoài ra, nếu các ngày nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 rơi vào Lễ Sen Dolta thì người lao động vẫn được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Trả lương người lao động theo kỳ hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như sau:

- Người lao động hưởng theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Lễ Sene Dolta 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lễ Sene Dolta là gì? Lễ Sene Dolta 2024 tổ chức vào thời gian nào? Người lao động tham gia lễ hội có trách nhiệm ra sao?
Lao động tiền lương
Lễ Sene Dolta 2024 vào ngày nào? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Lễ Sen Dolta 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Lao động là người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ tìm kiếm việc làm không?
Lao động tiền lương
Lễ Sen Dolta là gì? Có phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?
Lao động tiền lương
Lễ Sen Dolta diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ này không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Sene Dolta 2024
406 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Sene Dolta 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Sene Dolta 2024

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào