Lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề luật sư hiện nay là bao nhiêu?
Lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề luật sư hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 220/2016/TT-BTC quy định về mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư như sau:
Stt | Nội dung thu | Mức thu (đồng/hồ sơ) |
1 | Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư | 100.000 |
2 | Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư | |
a | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư | 800.000 |
b | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 20.000.000 |
c | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 4.000.000 |
d | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề; thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
đ | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 5.000.000 |
e | Thẩm định điều kiện gia hạn hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
g | Thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 2.000.000 |
h | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 1.000.000 |
i | Thẩm định điều kiện hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 600.000 |
k | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 400.000 |
Theo đó, lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề luật sư hiện nay là 800.000 đồng/hồ sơ.
Lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề luật sư hiện nay là bao nhiêu?
Điều kiện hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Dẫn chiếu đến Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo đó, điều kiện hành nghề luật sư được quy định như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư;
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Gia nhập một Đoàn luật sư.
Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 220/2016/TT-BTC quy định:
Người nộp phí, lệ phí
1. Cá nhân khi đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh; công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) phải nộp phí theo quy định.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị thay đổi nội dung hành nghề phải nộp phí theo quy định.
4. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.
5. Luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.
6. Luật sư nước ngoài khi đề nghị gia hạn hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.
7. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hoạt động phải nộp phí theo quy định.
Theo đó, đối tượng phải nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư bao gồm:
- Cá nhân khi đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh; công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị thay đổi nội dung hành nghề.
- Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
- Luật sư nước ngoài khi đề nghị gia hạn hành nghề tại Việt Nam.
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hoạt động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?