Lễ hội Katê là gì? Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức?

Người Chăm hằng năm đều tổ chức lễ hội Katê, vậy lễ hội Katê là gì? Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức?

Lễ hội Katê là gì?

Lễ hội Katê, còn được gọi là Mbang Katé, là một lễ hội truyền thống quan trọng của người Chăm. Lễ hội này có ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần, các vị anh hùng dân tộc, và những người đã khuất.

Lễ hội Katê không chỉ là dịp để tưởng nhớ mà còn là cơ hội để cộng đồng Chăm cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và cuộc sống an lành. Các hoạt động trong lễ hội bao gồm các nghi lễ tôn giáo, múa hát truyền thống, và các trò chơi dân gian, tạo nên một không khí vui tươi và đoàn kết trong cộng đồng.

Lễ hội Katê của người Chăm sẽ diễn ra tại Bình Thuận và Ninh Thuận vào ngày 2/10 (ngày 1/7 lịch Chăm). Lễ hội sẽ khai mạc với nhiều hoạt động văn hóa và nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Chăm.

+ Lễ hội Katê năm 2024 tại Ninh Thuận sẽ diễn ra từ ngày 1/10 (Thứ ba) đến 3/10 (Thứ Năm), với lễ chính vào sáng ngày 2/10 tại ba khu vực đền, tháp Chăm: Tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), tháp Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar (huyện Ninh Phước).

+ Lễ hội Katê năm 2024 tại Bình Thuận sẽ được tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết) trong hai ngày, từ 01/10 (Thứ ba) đến ngày 02/10 (Thứ Tư). Lễ hội sẽ bao gồm nhiều phần lễ truyền thống và phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian Chăm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 776/QĐ-BVHTTDL năm 2022 đưa Lễ hội truyền thống Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

>> Tải Quyết định 776/QĐ-BVHTTDL năm 2022: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

>> 1 10 Ngày Quốc tế người cao tuổi

>>> 3 10 là ngày gì của đàn ông? Ngày 3 10 năm 2024 rơi vào thứ mấy?

>>> Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Dân tộc thiểu số được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức không?

>>> Quốc tế Bạn trai 3 10? Nghỉ việc riêng vào ngày Quốc tế Bạn trai 2024, lao động nam có được hưởng nguyên lương không?

Lễ hội Katê là gì? Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức?

Lễ hội Katê là gì? Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức? (Hình từ Internet)

Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo quy định của cấp có thẩm quyền: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

Theo quy định dân tộc thiểu số là đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng công chức và được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 trong kỳ thi tuyển công chức.

Thời gian thi vòng 2 trong kỳ thi tuyển công chức là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức, nội dung và thời gian thi
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Viết hoặc kết hợp viết và phỏng vấn.
b) Đối với bài thi viết:
Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Thời gian thi 180 phút (không kể thời gian chép đề).
Căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể tổ chức thi viết bằng hình thức thi trên máy vi tính, đồng thời quyết định số lượng câu hỏi phù hợp, bảo đảm số lượng tối thiểu 60 câu, tối đa 120 câu (theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm). Thời gian thi tương ứng với tổng số câu hỏi, bảo đảm tối thiểu là 90 phút, tối đa là 180 phút.
c) Đối với bài thi phỏng vấn:
Nội dung thi phỏng vấn tập trung đánh giá về năng lực: tư duy, giao tiếp, phán đoán tình huống, học hỏi, phát triển, diễn đạt, thái độ và các năng lực khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thời gian thi: Tối đa 30 phút.
d) Thang điểm bài thi viết: 100 điểm; bài thi phỏng vấn: 100 điểm.
Trường hợp thi viết bằng hình thức thi trên máy vi tính thì Hội đồng tuyển dụng (Ban đề thi) xây dựng các nhóm câu hỏi có mức độ phức tạp khác nhau và quyết định mức điểm tương ứng với từng câu hỏi.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp viết và phỏng vấn thì tổng điểm bài thi viết và bài thi phỏng vấn được quy đổi về thang điểm 100 theo tỷ lệ điểm của bài thi viết là 70%, của bài thi phỏng vấn là 30% (được làm tròn đến 02 chữ số thập phân).
đ) Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, thời gian thi môn nghiệp vụ chuyên ngành so với quy định tại khoản này thì phải xác định cụ thể trong Kế hoạch tuyển dụng.
...

Theo đó, thời gian thi vòng 2 trong kỳ thi tuyển công chức như sau:

- Đối với bài thi viết: 180 phút (không kể thời gian chép đề).

Căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể tổ chức thi viết bằng hình thức thi trên máy vi tính, đồng thời quyết định số lượng câu hỏi phù hợp, bảo đảm số lượng tối thiểu 60 câu, tối đa 120 câu (theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm). Thời gian thi tương ứng với tổng số câu hỏi, bảo đảm tối thiểu là 90 phút, tối đa là 180 phút.

- Đối với bài thi phỏng vấn: Tối đa 30 phút.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất: TẠI ĐÂY

Lễ hội Katê 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lễ hội Katê là gì? Dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên bao nhiêu khi thi tuyển công chức?
Lao động tiền lương
Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Dân tộc thiểu số được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ hội Katê 2024
122 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ hội Katê 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ hội Katê 2024

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào