Lập biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán như thế nào?
Hợp đồng giao khoán là gì?
Tại Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng có quy định thêm về mục đích của việc ghi chép chứng từ chỉ tiêu lao động tiền lương như sau:
1. Mục đích: Các chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương được lập nhằm mục đích theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động; theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền công tác phí, tiền làm thêm ngoài giờ; theo dõi các khoản thanh toán cho bên ngoài, cho các tổ chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương,... và một số nội dung khác có liên quan đến lao động, tiền lương.
...
Đồng thời, tại Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
1. Mục đích: Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
...
Theo đó, mục đích của hợp đồng giao khoán là một bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán để hai bên xác nhận với nhau về những điều liên quan đến công việc giao khoán, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia thực hiện công việc đó. Đồng thời hợp đồng giao khoán là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
Nhìn chung, việc quy định cụ thể về hình thức, nội dung của các biểu mẫu thuộc chứng từ chỉ tiêu lao động tiền lương sẽ giúp ích, hỗ trợ rất nhiều cho các bên trong mối quan hệ lao động.
Lập biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán như thế nào? (Hình từ Internet)
Lập biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán như thế nào?
Tại Điều 117 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán như sau:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư này đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
2. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Theo đó, trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán theo mẫu số 09 - LĐTL quy định tại Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Tải mẫu biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán mới nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tại đây
Cách ghi biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục 3 Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về cách ghi biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán như sau:
...
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.
Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.
Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
Như vậy, khi ghi biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán, người sử dụng lao động cần đảm bảo ghi đúng phương pháp và trách nhiệm ghi của mình nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của người lao động và cho chính người sử dụng lao động.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?