Lao động nữ sẽ được khám sàng lọc định kỳ một số loại ung thư từ tháng 06/2023?

Tôi nghe nói theo thông tư mới nhất thì khi khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ sẽ được khám sàng lọc một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư vú có đúng không? Câu hỏi của chị Minh Anh (Lâm Đồng).

Lao động nữ được khám sức khỏe định kỳ mấy lần trong năm?

Căn cứ theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
...

Như vậy hằng năm lao động nữ sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần. Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Riêng đối với lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản.

Lao động nữ sẽ được khám sàng lọc một số loại ung thư định kỳ từ tháng 06/2023?

Lao động nữ sẽ được khám sàng lọc một số loại ung thư định kỳ từ tháng 06/2023? (Hình từ Internet)

Lao động nữ sẽ được khám sàng lọc định kỳ một số loại ung thư từ tháng 06/2023?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ 20/6/2023) sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Nội dung khám sức khỏe
...
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.

Dẫn chiếu đến Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT có quy định về Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ, như sau:

(1) Khám phụ khoa

- Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.

- Khám bộ phận sinh dục ngoài.

- Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường.

- Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

- Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

Lưu ý:

- Đối với khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường và khám âm đạo phối hợp nắn bụng chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và phải có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được tiếp nhận tư vấn từ nhân viên y tế.

- Đối với khám trực tràng phối hợp nắn bụng chỉ được thực hiện:

+ Trong trường hợp không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng.

+ Có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

(2) Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test)

- Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test)

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

- Xét nghiệm HPV

Lưu ý:

- Sàng lọc ung thư cổ tử cung chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

- Thực hiện việc khám sàng lọc theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

(3) Sàng lọc ung thư vú: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Khám lâm sàng vú

- Siêu âm tuyến vú hai bên

- Chụp Xquang tuyến vú

(4) Siêu âm tử cung-phần phụ: Việc khám siêu âm này chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám

Như vậy, kể từ ngày 20/6/2023 khi khám sức khỏe định kỳ người lao động nữ sẽ được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung và sàng lọc ung thư vú.

Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ có trách nhiệm thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 14/2013/TT-BYT thì khi khám sức khỏe định kỳ người lao động cần có trách nhiệm như sau:

(1) Cung cấp thông tin một cách trung thực về tiền sử bản thân, bệnh tật và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp.

(2) Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của người khám sức khỏe trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.

(3) Xuất trình đầy đủ Hồ sơ khám sức khỏe theo quy định cho người khám sức khỏe để kiểm tra trong mỗi lần thực hiện một hoạt động khám lâm sàng hoặc khám cận lâm sàng.

Hồ sơ khám sức khỏe của lao động nữ được quy định thế nào?

Về hồ sơ khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT) như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lao động nữ nuôi con nhỏ bao nhiêu tuổi mới không bị xử lý kỷ luật lao động?
Lao động tiền lương
07 quyền lợi mà chỉ lao động nữ mới có là gì?
Lao động tiền lương
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ 60 phút/ngày đúng không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được phép nghỉ 30 phút mỗi ngày vào thời gian làm việc có đúng không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được phép nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày vào thời gian làm việc?
Lao động tiền lương
Một số lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin phép về sớm, đi trễ dành cho lao động nữ năm 2024 có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Lao động nữ là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ bao nhiêu tháng tuổi thì được xin về sớm?
Lao động tiền lương
Lao động nữ đặt que cấy tranh thai thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào được sử dụng lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động nữ
1,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào