Lao động nữ mang thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản?
Lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì có được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản do bảo hiểm xã hội ban hành như sau:
...
Đối với trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi kể từ ngày 01/5/2013 trở đi đã được giải quyết mà chưa đúng với nội dung hướng dẫn tại Công văn số 1683/LĐTBXH-BHXH nêu trên, thì thực hiện điều chỉnh mức hưởng cho đúng quy định. Đối với trường hợp mang thai trứng, thai ngoài tử cung thì thực hiện theo chế độ ốm đau (trong đó trường hợp chửa trứng là bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013).
...
Đồng thời, theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT, chửa ngoài tử cung được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày theo mục XV 303 với mã bệnh O08 (O08.0-O08.9)
Như vậy, do mang thai ngoài tử cung được xác định là bệnh lý nên lao động nữ mang thai ngoài tử cung sẽ không được hưởng chế độ thai sản mà thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.
Lao động nữ mang thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản? (Hình từ Internet)
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của lao động nữ mang thai ngoài tử cung được quy định như thế nào?
Mang thai ngoài tử cung được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày, do đó, lao động nữ mang thai ngoài tử cung sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động nữ mang thai ngoài tử cung sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với thời gian:
- 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần);
- Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau của lao động nữ mang thai ngoài tử cung được quy định như thế nào?
Trường hợp thời gian nghỉ việc để chữa trị không quá 180 ngày
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian nghỉ tối đa 180 ngày nêu trên, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này như sau:
Trường hợp nghỉ việc để chữa trị trên 180 ngày
Theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH trường hợp người lao động nghỉ trên 180 ngày, tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần mà vẫn tiếp tục điều trị, thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này như sau:
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau xác định như sau:
+ Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
+ Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?