Lao động nông thôn trên cả nước được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp?
Lao động nông thôn trên cả nước được hỗ trợ đào tạo sơ cấp?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH) quy định về đối tượng và nội dung hỗ trợ, cụ thể như sau:
Đối tượng và nội dung hỗ trợ
1. Đối tượng
Người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước.
2. Nội dung
a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng.
c) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
d) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề.
đ) Hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
e) Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Theo đó, kể từ ngày 31/5/2023, người lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 03 tháng.
Lao động nông thôn trên cả nước được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp? (Hình từ Internet)
Thông tin, tuyên truyền nội dung gì về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm, cụ thể như sau:
Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm
1. Nội dung hỗ trợ
a) Thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.
Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…
b) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
d) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
đ) Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn.
e) Tổ chức xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
g) Tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
...
Theo đó, thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
- Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.
- Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
- Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…
Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng
Xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
Đối chiếu điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phát triển chương trình, học liệu
..
2. Cách thức thực hiện
..
b) Đối với xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH) và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo dưới 03 tháng; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo thường xuyên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH.
Theo đó việc xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng được thực hiện như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?