Lãnh hải là gì? Lực lượng tuần tra trên biển có quyền bắt người trên tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam không?

Lãnh hải là khu vực gì? Lực lượng tuần tra trên biển có quyền bắt người trên tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam không?

Lãnh hải là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định:

Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Như vậy lãnh hải là một bộ phận của vùng biển Việt Nam, lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Lãnh hải là gì? Lực lượng tuần tra trên biển có quyền bắt người trên tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam không?

Lãnh hải là gì? Lực lượng tuần tra trên biển có quyền bắt người trên tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Lực lượng tuần tra trên biển có quyền bắt người trên tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam sau khi rời khỏi nội thủy không?

Theo Điều 30 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định:

Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.
4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam sau khi rời khỏi nội thủy.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm những lực lượng nào?

Theo Điều 47 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định:

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.

Theo đó lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ gì?

Theo Điều 48 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:

- Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;

- Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;

- Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;

- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các quy định pháp luật.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Vắc xin là gì? Người hành nghề dược bán lẻ vắc xin thì bị xử phạt hành chính ra sao?
Lao động tiền lương
Tiếp cận thông tin là gì? Công chức cản trở người dân tiếp cận thông tin trái quy định pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Lao động tiền lương
Cầu cảng là gì? Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển được huấn luyện những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Biến đổi khí hậu là gì? Chuyên viên về biến đổi khí hậu làm công việc gì?
Lao động tiền lương
Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì có ảnh hưởng đến phụ cấp cán bộ, công chức viên chức không?
Lao động tiền lương
Tạm giữ là gì? Quân nhân chuyên nghiệp bị tạm giữ thì được sử dụng cấp hiệu không?
Lao động tiền lương
Vốn điều lệ là gì? Giám đốc công ty con của công ty có phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Lao động tiền lương
Dự trữ quốc gia là gì? Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phá sản là gì? Bảo hiểm xã hội của người lao động có được ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản không?
Lao động tiền lương
Nghiên cứu khoa học là gì? Nhà khoa học có được thuê nhà ở công vụ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
105 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào