Làm việc theo ca xoay là gì? Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay không?

Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay không? Làm việc theo ca xoay là gì?

Làm việc theo ca xoay là gì?

Theo Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Theo đó ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Đối với làm việc theo ca xoay (hay còn gọi là làm việc theo ca luân phiên) là hình thức mà nhân viên thay đổi thời gian làm việc theo các ca khác nhau, thay vì làm việc cố định một khung giờ.

Ví dụ, một tuần người lao động có thể làm ca sáng, tuần sau làm ca chiều, và tuần tiếp theo làm ca đêm.

Hình thức này thường được áp dụng trong các ngành như nhà hàng, khách sạn, sản xuất, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nơi cần hoạt động liên tục 24/7. Làm việc theo ca xoay giúp đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, tăng tính linh hoạt trong sắp xếp thời gian làm việc, và tối ưu hóa nguồn nhân lực.

Làm việc theo ca xoay là gì? Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay không?

Làm việc theo ca xoay là gì? Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay không? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay không?

Theo Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

Theo đó thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với ca xoay nếu ca làm việc liên tục và có đủ các điều kiện:

- Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

- Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Người lao động làm việc không trọn thời gian có quyền nghỉ hằng năm có hưởng lương không?

Căn cứ khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Làm việc không trọn thời gian
...
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó người lao động làm việc không trọn thời gian không bị giới hạn quyền lợi so với người lao động làm việc trọn thời gian.

Do đó người lao động làm việc không trọn thời gian có các quyền của người lao động bao gồm cả nghỉ hằng năm có hưởng lương.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Có thể sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là ai? Quyền của người sử dụng lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động là ai? Người lao động có quyền gì?
Lao động tiền lương
Việc làm là gì? Chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Lao động tiền lương
Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?
Lao động tiền lương
Hợp đồng cung ứng lao động là gì? Hợp đồng cung ứng lao động Nhật Bản gồm nội dung gì?
Lao động tiền lương
Kỷ luật lao động là gì? Khi nào người sử dụng lao động được quyền xử lý kỷ luật lao động?
Lao động tiền lương
Cưỡng bức lao động là gì? Cưỡng bức lao động gây tổn thương cơ thể 32% có bị phạt tù không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
966 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào