Làm việc tại Tiền Giang áp dụng mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Đối tượng nào ở Tiền Giang được áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
...
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng tại Tiền Giang nếu các đối tượng thuộc quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người lao động làm việc tại Tiền Giang theo hợp đồng hợp pháp sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Tiền Giang và mức lương tối thiểu được điều chỉnh để phù hợp hơn cho người lao động và nền kinh tế.
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Tiền Giang
Làm việc tại Tiền Giang áp dụng mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng tại Tiền Giang mới nhất được cập nhật tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh Tiền Giang được quy định như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Như vậy dựa theo các quy định trên, người lao động thuộc đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Tiền Giang sẽ áp dụng với mức lương tối thiểu trên từng địa bàn cụ thể như sau:
- Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ.
- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ.
- Huyện Cái Bè, Huyện Gò Công Đông, Huyện Gò Công Tây, Huyện Cai Lậy, Huyện Tân Phú Đông: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Nếu công ty trả lương thấp hơn cho người lao động tại Tiền Giang thì bị xử lý như thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng tại Tiền Giang như một cơ sở nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi và đời sống cơ bản của người lao động, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững tại nơi đây. Việc trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể dẫn đến tình trạng người lao động phải sống trong điều kiện khó khăn gây nên nhiều biến động cho nền kinh tế và xã hội.
Để ngăn ngừa tình trạng này, pháp luật đã có quy định về trường hợp công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là hành vi vi phạm về tiền lương và sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, nếu công ty tại Tiền Giang trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại đây sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng và áp dụng biện pháp buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?