Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?
Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?
Tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo quy định trên, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói nếu người lao động chỉ làm việc cho người sử dụng lao động với thời gian ngắn hạn dưới 01 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Trên thực tế đã có nhiều trường hợp người lao động được người sử dụng lao động thuê để làm một công việc ngắn hạn nhưng sau khi thực hiện công việc xong thì không nhận được thù lao tương xứng như thỏa thuận bằng lời nói của hai bên trước đó.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong trường hợp thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có thể tham khảo một số cách như sau:
- Các bên có thể yêu cầu một người thứ ba làm chứng cho việc thoả thuận bằng lời nói của mình;
- Các bên có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để lưu lại hình ảnh, âm thanh làm bằng chứng về việc giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói…
Bên cạnh đó, do pháp luật không quy định bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với trường hợp có thời hạn sử dụng lao động dưới 01 tháng nên các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với nội dung đơn giản, ngắn gọn, có ký tên của người lao động và người sử dụng lao động.
Đây là cách làm phổ biến nhất trong các quan hệ lao động ngắn hạn trên thực tế vì nó có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.
Lưu ý: Thông tin về cách thực hiện nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói? (Hình từ Internet)
Có được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với người chưa đủ 15 tuổi không?
Tại Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
Người sử dụng lao động phải tuân thủ Điều 145 của Bộ luật Lao động khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, với các quy định cụ thể sau:
1. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Lao động. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.
3. Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Lao động.
4. Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Theo đó, khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
Như vậy, không được giao kết hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi bằng lời nói.
Người lao động có thể giao kết những loại hợp đồng lao động nào?
Tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Như vậy, người lao động hiện nay có thể giao kết 2 loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?