Lạm phát là gì? Xu hướng lạm phát trong 7 tháng đầu năm 2023 ra sao và có ảnh hưởng tới lương người lao động không?
Lạm phát là gì?
Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ "lạm phát".
Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian".
Có thể hiểu một cách đơn giản lạm phát là tình trạng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên một cách liên tục trong một thời gian dài. Nó là sự giảm giá trị của đơn vị tiền tệ, dẫn đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn.
Lạm phát là gì? Xu hướng lạm phát trong 7 tháng đầu năm 2023 ra sao và có ảnh hưởng tới lương người lao động không?
Xu hướng lạm phát trong 7 tháng đầu năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam, xu hướng lạm phát trong tháng 7 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đang giảm dần, cụ thể:
Tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm 2023 tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao.
- Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 6/2023 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Anh tăng 7,9%; Đức và I-ta-li-a cùng tăng 6,4%; Pháp tăng 4,5%.
- Lạm phát của Mỹ tháng 6/2023 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.
- Tại Châu Á, lạm phát tháng 6/2023 của Thái Lan tăng 0,23%; Hàn Quốc tăng 2,7%; In-đô-nê-xi-a tăng 3,52%; Phi-lip-pin tăng 5,4%; Lào tăng 28,64%.
So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.
CPI bình quân 7 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước, đều giảm so với các mức tương ứng là 3,29% và 4,74% của 6 tháng đầu năm 2023.
Mặc dù vậy, CPI tháng 7 tăng 0,45% so với tháng trước; tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng CPI bình quân các tháng có xu hướng giảm dần, là dấu hiệu tích cực cho thấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%.
CPI tháng 7 và bình quân 7 tháng tiếp tục giảm, cho thấy xu hướng ổn định, tuy nhiên dự báo một số yếu tố sẽ tác động đến CPI những tháng cuối năm 2023 như sau:
– Dịch vụ du lịch trong năm 2023 sẽ tăng trưởng trở lại do nhu cầu của người dân tăng cao. Giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào thời điểm đầu năm và cuối năm do nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các lễ hội. Thiên tai và dịch bệnh diễn ra trong năm có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực và thực phẩm cục bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
– Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thế giới. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, giá dầu Brent trong năm nay có thể ở mức 80 USD/thùng, Do đó, dự báo giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2023 giảm sẽ tác động làm giảm CPI.
Xem chi tiết tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/08/xu-huong-giam-dan-cua-lam-phat-trong-7-thang-nam-2023/
Xu hướng lạm phát có ảnh hưởng tới lương người lao động không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Có thể thấy lạm phát sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế,...do đó lạm phát cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động để phù hợp với nền kinh tế - xã hội.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?