Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có hành vi làm giả giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi này là bao nhiêu? Câu hỏi từ chị Thư (Quảng Bình).

Để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép như sau:

Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

Theo đó để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Không có án tích;

+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng.

Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bao nhiêu?

Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
4. Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các hồ sơ nêu trên để tiến hành đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động.

Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không đảm bảo một trong các điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, đối với hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền thì doanh nghiệp còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động giả mạo.

Giấy phép cho thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Làm giả Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giấy phép cho thuê lại lao động
793 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép cho thuê lại lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép cho thuê lại lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào