Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
- Nguyên lý của kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng là gì?
- Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
- Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng như nào?
Nguyên lý của kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng là gì?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (cân giấy lọc) ban hành kèm theo QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc có quy định nguyên lý như sau:
Không khí được hút qua đầu thu mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút. Khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 micromet sẽ được giữ lại trên giấy lọc. Cân giấy lọc trước và sau lấy mẫu. Dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí, đơn vị tính mg/m3.
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng QCVN 02:2019/BYT cần thiết bị, dụng cụ ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (cân giấy lọc) ban hành kèm theo QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc có quy định kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng cần thiết bị, dụng cụ như sau:
- Bơm lấy mẫu (Bơm hút): Lưu lượng 18 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 47mm) hoặc lưu lượng 2 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 37mm). Có thể sử dụng bơm hút lưu lượng cao với đường kính giấy lọc và kích thước đầu lấy mẫu phù hợp.
- Đầu lấy mẫu (Đầu thu mẫu): Là bộ phận thu bụi trong đó có đặt giấy lọc. - Giấy lọc: Có thể sử dụng một trong các loại giấy lọc như sợi thủy tinh, PVC, Vinyl metricel, Teflon...
- Tấm giấy đệm làm giá đỡ giấy lọc.
- Ống cao su hoặc ống nylon: Nối từ đầu lấy mẫu tới bơm hút. Ống cao su phải dẻo, kín và đường kính bên trong đồng đều.
- Giá 3 chân để đặt đầu lấy mẫu, có thể điều chỉnh được chiều cao và hướng.
- Panh mũi phẳng để gắp giấy lọc và tấm đệm.
- Tủ sấy có khả năng kiểm soát nhiệt độ.
- Cân phân tích độ chính xác tối thiểu 0,01 mg.
- Bao đựng giấy lọc (bao làm bằng vật liệu không hút ẩm, bao trong còn yêu cầu không tĩnh điện, có thể dùng giấy can kỹ thuật).
- Các hộp bảo quản mẫu.
- Trong trường hợp bơm hút không khí không gắn kèm lưu lượng kế và bộ đo thời gian thì cần có lưu lượng kế và đồng hồ tính thời gian bên ngoài.
- Buồng cân mẫu ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. (Khi cân, nhiệt độ: 25±1°C; độ ẩm: 50±10%).
Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng như nào?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (cân giấy lọc) ban hành kèm theo QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc có quy định lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu như sau:
- Kiểm tra tình trạng bơm hút và chuẩn lưu lượng hút. Nếu bơm hút không có lưu lượng kế gắn kèm thì phải sử dụng lưu lượng kế ngoài để chuẩn.
- Sấy giấy lọc trước khi cân: Giấy lọc đựng trong bao kép. Bao ngoài để bảo vệ, bao trong chứa giấy lọc và có cùng số thứ tự với bao ngoài. Bao trong được sấy, cân cùng giấy lọc. Sấy ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt, không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải để trong buồng cân 24 giờ trước khi cân.
- Cân bao trong có chứa giấy lọc, ghi lại trọng lượng, P(mg).
- Đặt bao trong vào bao bảo vệ (bao ngoài) và để trong hộp bảo quản mẫu.
- Nếu có nhiều đầu lấy mẫu, có thể lắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu và để trong hộp bảo quản.
- Tới nơi lấy mẫu, xác định vị trí cần lấy mẫu và hướng gió.
- Mở đầu lấy mẫu, đặt giấy tấm đệm vào đầu lấy mẫu sau đó đặt giấy lọc lên trên tấm đệm, đóng đầu lấy mẫu.
- Đặt đầu lấy mẫu lên giá 3 chân, điều chỉnh chiều cao sao cho ngang tầm hô hấp người lao động làm việc và vuông góc với hướng gió.
- Nối ống dây cao su một đầu vào đầu lấy mẫu, một đầu vào bơm hút.
- Bật bơm hút, ghi địa điểm lấy mẫu, số thứ tự của mẫu, tình trạng sản xuất.
- Đo đạc và ghi lại điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất không khí.
- Khi đủ thời gian lấy mẫu, tắt bơm hút, ghi lại thời gian lấy mẫu.
- Tùy thuộc vào nồng độ bụi nơi sản xuất mà quyết định thời gian lấy mẫu phù hợp để đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc, không bị quá tải gây giảm áp lực hút.
- Tới vị trí lấy mẫu tiếp theo thay giấy lọc hoặc đầu lấy mẫu khác.
- Giấy lọc sau khi lấy mẫu được cho vào bao kép tương ứng đặt trong hộp bảo quản mẫu hoặc đặt đầu lấy mẫu vào hộp bảo quản mẫu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?