Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2024): đây có phải ngày lễ lớn của nước ta không? Tổ chức Tòa án nhân dân gồm những gì?

Ngày kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân có phải ngày lễ lớn của nước ta không? Tổ chức Tòa án nhân dân gồm tòa án nào?

Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2024): đây có phải ngày lễ lớn của nước ta không?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.

Theo đó, ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.

Bên cạnh đó, căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 551/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 quy định:

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
2. Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 76 năm truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.
...

Theo đó, ngày 13 tháng 9 năm 2024 là ngày kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024).

Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, hiện nay có 08 ngày lễ lớn trong nước, trong đó không báo gồm ngày ngày truyền thống Tòa án nhân dân.

Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2024): đây có phải ngày lễ lớn của nước ta không? Tổ chức Tòa án nhân dân gồm những gì?

Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2024): đây có phải ngày lễ lớn của nước ta không? Tổ chức Tòa án nhân dân gồm những gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức Tòa án nhân dân như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Tổ chức Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự.

Theo đó, tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

- Tòa án quân sự.

Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:

Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...

Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.

Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là công chức.

Ngày truyền thống Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Năm 2024 có bao nhiêu thứ 6 ngày 13? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Thứ 6 ngày 13/9 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Đây có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Ngày 13 tháng 9 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày 13 9 là ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân Việt Nam? Bảng lương mới của công chức tòa án hiện nay ra sao?
Lao động tiền lương
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Làm việc vào thứ 6 ngày 13 tháng 9 thì nhận lương ra sao?
Lao động tiền lương
Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2024 xảy ra sự kiện gì? Có được nghỉ làm vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2024): đây có phải ngày lễ lớn của nước ta không? Tổ chức Tòa án nhân dân gồm những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày truyền thống Tòa án nhân dân
1,541 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày truyền thống Tòa án nhân dân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào