Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) có phải là ngày lễ lớn? Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?
Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) có phải là ngày lễ lớn không?
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã kịp thời phát động quân và dân Nam Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 23/9
*Sự kiện trong nước
- Ngày 23-9-1945: Ngày Nam Bộ kháng chiến - mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.
- Ngày 23-9-1945: Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk.
- Ngày 23-9-1955: Ngày truyền thống Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
- Ngày 23-9-1975: Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Ngày 23-9-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn của Trung ương Đảng, Chính phủ đi xe lửa từ Thủ đô Hà Nội lên thăm tỉnh Lào Cai. Người đến thăm công trường cầu Làng Giàng, mỏ Apatit, công trường Nhà máy điện Lào Cai và gặp gỡ thân mật, nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh, đại biểu nhân dân các dân tộc và chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân địa phương. (Theo Báo Lào Cai)
*Sự kiện quốc tế
- Ngày 23-9-2018: Nhật Bản phóng thành công tàu vũ trụ Kounotori 7 chở hàng tiếp tế cho các nhà du hành đang sống và làm việc trên lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
- Ngày 23-9-2018: Ấn Độ công bố chương trình chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới. Chương trình có tên gọi AB-PMJAY, được xem là "chương trình chăm sóc sức khỏe do Chính phủ cấp vốn lớn nhất thế giới", hướng tới hơn 500 triệu người thụ hưởng. Cụ thể, chương trình này trang trải tới 500.000 rupee (khoảng 6.900 USD) cho mỗi gia đình/năm khi phải nằm viện lần hai và lần ba thông qua một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trong danh sách (EHCP). (Theo TTXVN)
- Ngày 23-9-2019: Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại thành phố New York, Mỹ. Hội nghị nhằm mục đích tìm giải pháp giảm lượng khí thải nhà kính và hạn chế nhiệt độ trái đất ấm lên ở mức dưới 2 độ C hoặc lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. (Theo VTV).
**Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Ngày Nam Bộ kháng chiến (23 tháng 9 năm 1945) không thuộc trong trong các ngày lễ lớn của nước Việt Nam ta theo quy định pháp luật. Tuy nhiên đối với người dân Nam Bộ thì đây được xem là một ngày ý nghĩa, sự kiện quan trọng.
Tính đến năm 2024 sẽ kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024).
Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) có phải là ngày lễ lớn? Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Theo đó, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm có:
- Quân đội nhân dân.
- Công an nhân dân.
- Dân quân tự vệ.
Từ 1/7/2024, chi tiết bảng lương mới của lực lượng vũ trang cụ thể ra sao?
Ngày 30/6/2024, Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ 1/7/2024.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
Tiền lương của lực lượng vũ trang được tính bằng công thức như sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Dưới đây là bảng lương mới của lực lượng vũ trang từ 1/7/2024 tính theo mức lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng/tháng như sau:
* Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân:
* Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân:
*Tải toàn bộ bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7/2024: Tại đây.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?