Kỷ luật bằng hình thức giải tán công đoàn sẽ áp dụng trong những trường hợp nào?
Kỷ luật bằng hình thức giải tán công đoàn sẽ áp dụng trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 28 và khoản 3 Điều 35 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, kỷ luật bằng hình thức giải tán công đoàn sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, vi phạm về quan điểm chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức giải tán gồm:
- Có chủ trương, nghị quyết hoặc tổ chức hoạt động chống lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, của Công đoàn cấp trên.
- Ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định có nội dung xuyên tạc, hoặc phủ nhận Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn.
Thứ hai, vi phạm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của Công đoàn và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng trong việc ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức giải tán.
Thứ ba, vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức giải tán gồm:
- Không tổ chức sinh hoạt công đoàn trong ba kỳ liên tiếp mà không có lý do chính đáng hoặc cố ý chống lại Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của công đoàn, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nội bộ chia rẽ, bè phái kéo dài, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, ngành, đơn vị.
Thứ tư, vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí sẽ bị kỷ luật bằng hình thức giải tán gồm:
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp sau:
+ Không lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện việc kê khai, công khai và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ theo quy định của pháp luật.
+ Không chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cấp dưới và cán bộ thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định.
+ Cố tình không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.
- Nếu tái vi phạm một trong những trường hợp sau mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
+ Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái vi phạm.
+ Cố ý bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân vi phạm về tham nhũng, lãng phí và vi phạm quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập.
+ Cố ý ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, chủ trương, chính sách của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trái nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Công đoàn.
Kỷ luật bằng hình thức giải tán công đoàn sẽ áp dụng trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở như sau:
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với: Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
- Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
(1) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
(2) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Nhà nước có trách nhiệm gì đối với công đoàn?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Công đoàn 2012, trách nhiệm của Nhà nước đối với công đoàn như sau:
- Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?