Ký kết hợp đồng với lao động chưa thành niên thế nào là đúng thẩm quyền?

Lao động chưa thành niên là ai? Ký kết hợp đồng với lao động chưa thành niên thế nào là đúng thẩm quyền? Câu hỏi của anh Q.V (Thanh Hóa)

Lao động chưa thành niên là ai?

Tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy, lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và pháp luật lao động chia đối tượng này thành 03 nhóm nhỏ:

- Người lao động chưa đủ 13 tuổi;

- Người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi;

- Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.

Ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau sẽ được quy định về các công việc mà người lao động chưa thành niên được phép và không được phép làm việc.

Đây là nhóm lao động đặc biệt, người sử dụng lao động cần lưu ý đến việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động chưa thành niên.

lao động chưa thành niên

Ký kết hợp đồng với lao động chưa thành niên thế nào là đúng thẩm quyền? (Hình từ Internet)

Ký kết hợp đồng với lao động chưa thành niên thế nào là đúng thẩm quyền?

Đối với việc ký kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên, người sử dụng dụng lao động cần lưu ý đến thẩm quyền giao kết hợp đồng với nhóm lao động này theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019.

Theo quy định này thì người lao động chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với bên phía người sử dụng lao động nhưng phải đưa ra được văn bản thể hiện sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động ở độ tuổi này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người lao động chưa thành niên ở độ tuổi chưa đủ 15 tuổi thì cần lưu ý việc giao kết hợp đồng lao động sẽ phải có cả người lao động và người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa thành niên.

Như vậy, việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động chưa thành niên thì cần phải có sự đồng ý và thậm chí có trường hợp cần có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động đó ký kết trực tiếp.

Quy định này được đặt ra để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở độ tuổi chưa thành niên khi tham gia vào quan hệ lao động. Từ đó giúp cho người lao động chưa thành niên vẫn bảo đảm được sự phát triển về mọi mặt theo đúng độ tuổi khi sớm bước chân vào thị trường lao động.

Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc ở những nơi nào?

(1) Người lao động chưa đủ 13 tuổi

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, pháp luật cho phép tuyển dụng người chưa đủ 13 tuổi làm các công việc nghệ thuật, thể dục thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

Điều này đồng nghĩa với việc không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

Như vậy, không được sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm các công việc nghệ thuật, thể dục thể thao tại những nơi làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người này.

Căn cứ theo Phụ lục 4 danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về 06 nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên, mà cụ thể bao gồm:

- Tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có trong môi trường lao động nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bao gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng, bụi than, bụi tale; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X, các chất độc hại và các tia có hại khác.

- Tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

- Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom.

- Trên giá cao hay dây treo cao hơn 2 m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300.

- Các công việc ở trong hố sâu hơn 5m.

- Làm việc trong nhà tù hoặc trong bệnh viện tâm thần.

(2) Đối với người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi

Tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
..
5. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:
..
b) Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.
...

Theo đó, những nơi không được sử dụng người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi bao gồm:

- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

- Công trường xây dựng;

- Cơ sở giết mổ gia súc;

- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể là có 06 nơi làm việc như đã liệt kê ở phần trên.

(3) Đối với người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi

Tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Lao động chưa thành niên
...
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi cũng không được làm việc tại những nơi nằm trong danh mục cấm sử dụng người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi đã liệt kê ở phần trên.

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Muốn sử dụng người lao động 13 tuổi thì kí hợp đồng lao động với những ai?
Lao động tiền lương
Lao động chưa thành niên có đương nhiên được làm thêm giờ đối với những công việc được làm hằng ngày không?
Lao động tiền lương
Các nghề thủ công mỹ nghệ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm là gì?
Lao động tiền lương
Người thành niên, chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Phải có sự đồng ý của ai để được sử dụng lao động chưa thành niên?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm các nghề thủ công mỹ nghệ nào?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm những nghề truyền thống nào?
Lao động tiền lương
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có được làm thêm giờ đối với công việc lập trình phần mềm không?
Lao động tiền lương
Vừa đủ 18 tuổi thì có được xem là lao động chưa thành niên không?
Lao động tiền lương
Người lao động chưa đủ 13 tuổi có được làm các công việc thể dục thể thao không?
Lao động tiền lương
Các nghề truyền thống người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm giờ là những nghề nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động chưa thành niên
281 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào