Ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội có được công ty trả thêm tiền không?
- Không trả thêm tiền cho người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định về hợp đồng ngắn hạn. Từ năm 2021 khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực đã không còn hợp đồng theo mùa vụ và hợp đồng làm việc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, trong trường hợp sử dụng người lao động làm việc ngắn hạn thì các bên sẽ sử dụng loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
Theo đó, người lao động ký hợp đồng ngắn hạn từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, nếu ký hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng, người lao động sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lúc này, người lao động có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội có được công ty trả thêm tiền không?
Tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, nếu người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nhận thêm một khoản tiền bằng với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Không trả thêm tiền cho người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, nếu không trả thêm tiền cho người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người vi phạm.
Lưu ý, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp vi phạm là các tổ chức như là doanh nghiệp, công ty thì mức xử phạt sẽ gấp đôi.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc phải trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?