Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát có được miễn đào tạo nghề luật sư không?
Kiểm tra viên là ai và có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
Kiểm tra viên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm tra viên chia làm 3 ngạch sau:
+ Kiểm tra viên;
+ Kiểm tra viên chính;
+ Kiểm tra viên cao cấp.
Kiểm tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Kiểm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
+ Kiểm tra viên lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
+ Kiểm tra viên hỗ trợ Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Kiểm tra viên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát có được miễn đào tạo nghề luật sư không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Theo Điều 4 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Dẫn chiếu Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân đầu tiên phải thỏa mãn tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên bao gồm:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài các tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên thì để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đã làm Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
- Có đủ khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát có được miễn đào tạo nghề luật sư?
Theo Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định:
Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Theo đó người đã làm kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?