Kiểm tra viên chính Hải quan được nhận mức phụ cấp ưu đãi hiện nay là bao nhiêu?
Kiểm tra viên chính Hải quan được nhận mức phụ cấp ưu đãi hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
II. Mức phụ cấp ưu đãi và cách tính
1. Mức phụ cấp ưu đãi
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Kiểm tra viên cao cấp Hải quan, (mã số 08.049) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b) Kiểm tra viên chính Hải quan (mã số 08.050) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
c) Kiểm tra viên Hải quan (mã số 08.051), Kiểm tra viên Hải quan (cao đẳng - mã số 08a.051) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
d) Kiểm tra viên trung cấp Hải quan (mã số 08.052), nhân viên Hải quan (mã số 08.053) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
...
Theo đó, hiện nay mức phụ cấp ưu đãi của Kiểm tra viên chính Hải quan bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Kiểm tra viên chính Hải quan được nhận mức phụ cấp ưu đãi hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên chính Hải quan không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
2. Nguyên tắc áp dụng
a) Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh theo quy định của pháp luật.
b) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào thì được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định đối với ngạch hoặc chức danh đó.
c) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức Hải quan cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan đã hưởng ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
3. Đối tượng nêu tại khoản 1 mục I Thông tư này không hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan trong các trường hợp sau:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang làm công việc khác không thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
b) Được thuyên chuyển, điều động sang làm công việc khác và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch (xếp lại ngạch, bậc lương) không thuộc một trong các ngạch công chức Hải quan;
c) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
d) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 (ba) tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 (một) tháng liên tục trở lên;
e) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian bị đình chỉ công tác;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Kiểm tra viên chính Hải quan không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong trường hợp sau:
- Nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang làm công việc khác không thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Được thuyên chuyển, điều động sang làm công việc khác và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch (xếp lại ngạch, bậc lương) không thuộc một trong các ngạch công chức Hải quan;
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương;
- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 (ba) tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 (một) tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Phụ cấp ưu đãi của Kiểm tra viên chính Hải quan sẽ do ai chi trả?
Căn cứ Mục III Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
III. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
2. Chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan
a) Phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Công chức Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi.
Như vậy, theo quy định thì mức phụ cấp ưu đãi của Kiểm tra viên chính Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?