Kiểm tra thường kỳ cần trục tháp ít nhất bao lâu một lần?
Kiểm tra thường kỳ cần trục tháp ít nhất bao lâu một lần?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định về tần suất kiểm tra như sau:
Kiểm tra thường kỳ
...
5.3 Tần suất kiểm tra
Tần suất kiểm tra thường kỳ phải chú ý đến việc sử dụng thực tế của cần trục tháp và môi trường nơi cần trục tháp làm việc.
Tần suất tối thiểu như sau:
a) hàng tháng cho các hạng mục từ 5.2 a) đến 5.2 e);
b) mỗi năm hai lần cho các hạng mục từ 5.2 f) đến 5.2 i).
5.4 Kết quả
Mọi hư hỏng phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, phải sửa chữa, phải kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).
Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng này tùy theo loại bộ phận và loại hư hỏng liên quan.
Phải cập nhật vào sổ quản lý (ngày, phương pháp sửa chữa).
Theo đó, tần suất kiểm tra thường kỳ cần trục tháp được quy định như sau:
- Ít nhất mỗi tháng một lần cho các hạng mục:
+ Mức bôi trơn: rò rỉ chất bôi trơn, tra mỡ.
+ Thiết bị thủy lực: rò rỉ.
+ Móc và chốt: biến dạng, nứt, mòn có thể quan sát được.
+ Dây cáp.
+ Các mối nối, mối ghép: kiểm tra sự ăn mòn bằng quan sát
- Ít nhất mỗi năm hai lần cho các hạng mục:
+ Mòn phanh: chiều dày má phanh, điều chỉnh, tiếng ồn,...
+ Đường ống thủy lực và khí nén: đặc biệt phần bị uốn khi làm việc.
+ Thiết bị điện: trạng thái, dấu hiệu xuống cấp, tích tụ độ ẩm.
+ Neo giữ: các bản mã hoặc dây, thanh neo giữ cần trục (trạng thái).
Kiểm tra thường kỳ cần trục tháp ít nhất bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Cần phải kiểm tra những gì khi kiểm tra thường kỳ cần trục tháp?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định về các hạng mục phải kiểm tra như sau:
Kiểm tra thường kỳ
...
5.2 Các hạng mục phải kiểm tra
Phải kiểm tra các hạng mục sau đây;
a) Mức bôi trơn: rò rỉ chất bôi trơn, tra mỡ.
b) Thiết bị thủy lực: rò rỉ.
c) Móc và chốt: biến dạng, nứt, mòn có thể quan sát được.
d) Dây cáp: theo TCVN 10837 (ISO 4309).
e) Các mối nối, mối ghép: kiểm tra sự ăn mòn bằng quan sát
f) Mòn phanh: chiều dày má phanh, điều chỉnh, tiếng ồn, v.v...
g) Đường ống thủy lực và khí nén: đặc biệt phần bị uốn khi làm việc.
h) Thiết bị điện: trạng thái, dấu hiệu xuống cấp, tích tụ độ ẩm.
i) Neo giữ: các bản mã hoặc dây, thanh neo giữ cần trục (trạng thái).
...
Theo đó, phải kiểm tra các hạng mục sau đây khi kiểm tra thường kỳ cần trục tháp:
- Mức bôi trơn: rò rỉ chất bôi trơn, tra mỡ.
- Thiết bị thủy lực: rò rỉ.
- Móc và chốt: biến dạng, nứt, mòn có thể quan sát được.
- Dây cáp.
- Các mối nối, mối ghép: kiểm tra sự ăn mòn bằng quan sát
- Mòn phanh: chiều dày má phanh, điều chỉnh, tiếng ồn,...
- Đường ống thủy lực và khí nén: đặc biệt phần bị uốn khi làm việc.
- Thiết bị điện: trạng thái, dấu hiệu xuống cấp, tích tụ độ ẩm.
- Neo giữ: các bản mã hoặc dây, thanh neo giữ cần trục (trạng thái).
Mọi hư hỏng khi kiểm tra thường kỳ cần trục tháp phải được báo cho ai?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định như sau:
Kiểm tra thường kỳ
...
5.4 Kết quả
Mọi hư hỏng phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, phải sửa chữa, phải kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).
Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng này tùy theo loại bộ phận và loại hư hỏng liên quan.
Phải cập nhật vào sổ quản lý (ngày, phương pháp sửa chữa).
Theo đó, mọi hư hỏng phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, phải sửa chữa, phải kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).
Ngoài kiểm tra thường kỳ, còn có những chế độ kiểm tra cần trục tháp nào?
Căn cứ theo tiểu Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định như sau:
Quy định chung
Để bảo vận hành an toàn cần trục tháp, trạng thái vận hành và làm việc đúng của chúng phải được duy trì. Do đó, tất cả các cần trục phải luôn đặt dưới sự kiểm tra thường xuyên. Điều này đảm bảo các sai lệch khỏi trạng thái an toàn được phát hiện và có thể được khắc phục. Các kiểm tra phải được người sử dụng sắp xếp.
Các chế độ kiểm tra theo quy định gồm:
- kiểm tra hàng ngày
- kiểm tra thường kỳ
- kiểm tra định kỳ
- kiểm tra toàn diện.
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể cung cấp các chỉ dẫn dành cho kiểm tra khác với quy định trong tiêu chuẩn này. Trong trường hợp đó các chỉ dẫn của nhà sản xuất được áp dụng.
Phụ lục A cung cấp tổng quan về kiểm tra (tần suất, nội dung, người phụ trách, các kết quả và báo cáo).
Theo đó, ngoài kiểm tra thường kỳ, còn có các chế độ kiểm tra cần trục tháp sau:
- Kiểm tra hàng ngày.
- Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra toàn diện.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?