Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị gồm các nội dung gì?
Quân nhân dự bị là ai?
Theo Điều 3 Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân nhân bao gồm: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.
a) Quân nhân tại ngũ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự;
b) Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
2. Người Chỉ huy là người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị, gồm: Chỉ huy trưởng quân sự (người đứng đầu về hành chính quân sự), Chính ủy, Chính trị viên và cấp phó của người đứng đầu.
3. Người giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân là người đứng dầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Nghị định này.
4. Quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng là quản lý của Bộ Quốc phòng trong các lĩnh vực: Bảo vệ biên giới, vùng biển, đảo, quần đảo, vùng trời, không gian mạng quốc gia; xây dựng khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; công nghiệp quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, đất quốc phòng và môi trường có liên quan đến hoạt động quốc phòng; cơ yếu; hoạt động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; các dịch vụ công và các lĩnh vực quản lý khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra theo Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
...
Theo đó Quân nhân dự bị là 1 trong 2 thành phần của quân nhân. Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị gồm các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị gồm các nội dung gì?
Theo Điều 15 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định:
Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị
1. Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do Trung tâm Y tế cấp huyện quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sĩ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế thuộc Trạm y tế cấp xã hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện; có nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe gồm:
a) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
b) Kiểm tra thể lực;
c) Đo mạch, huyết áp;
d) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.
...
Theo đó kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị phải thực hiện các nội dung như: Tìm hiểu, khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình của quân nhân dự bị; Kiểm tra về thể lực; tiến hành đo mạch, đo huyết áp; Khám, kiểm tra nhằm phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.
Quân nhân dự bị không đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn thì xử lí ra sao?
Theo Điều 14 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định:
Quản lý sức khỏe quân nhân dự bị
1. Mọi quân nhân trước khi trở về địa phương (xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành), quân y đơn vị có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp lệ phiếu sức khỏe định kỳ trong năm để lưu trong hồ sơ quân nhân. Khi về địa phương, quân nhân nằm trong độ tuổi dự bị có trách nhiệm nộp bản sao phiếu sức khỏe định kỳ cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để quản lý.
2. Quân nhân dự bị được kiểm tra sức khỏe trước mỗi đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, theo quyết định giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên hằng năm của cấp có thẩm quyền
a) Quân nhân dự bị đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn được tiếp tục bố trí vào đơn vị dự bị động viên;
b) Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, cơ quan y tế cấp huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương.
3. Trong đợt huấn luyện, diễn tập và tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị, quân y của đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ sức khỏe của quân nhân dự bị.
4. Khi có lệnh động viên, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe của quân nhân dự bị cho đơn vị tiếp nhận quân nhân dự bị quản lý.
Theo đó nếu quân nhân dự bị không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo tiêu chuẩn, cơ quan y tế cấp huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?