Kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam về ủng hộ vùng lũ bằng cách nào? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu?

Hướng dẫn cách kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam về ủng hộ vùng lũ? Người lao động bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu?

Cách kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam?

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, với tổng số tiền lên tới 527,8 tỉ đồng.

Để đảm bảo tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản để mọi người có thể theo dõi.

Ban Vận động cứu trợ trung ương cũng đã đăng tải cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ qua số tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến ngày 10/9/2024.

Cụ thể danh sách này gồm 12.028 trang và sẽ liên tục được cập nhật. Trong danh sách này, thống kê chi tiết ngày, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân.

Xem toàn bộ hơn 12.028 trang sao kê của MTTQ tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3: Tại đây

Trong thời gian tới, danh sách sao kê của MTTQ số tiền ủng hộ qua các tài khoản khác cũng sẽ được cập nhật dần trên Fanpage của MTTQ Việt Nam.

Để đọc và kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam, có thể tham khảo các đọc và kiểm tra sau đây:

Bước 1: Đọc chu kỳ sao kê

Cần nắm rõ chu kỳ sao kê để xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của sao kê.

Bước 2: Thông tin chủ tài khoản ngân hàng

Xác minh đầy đủ thông tin như tên, số tài khoản và địa chỉ email của chủ tài khoản. Những thông tin này rất quan trọng để xác nhận tính chính xác của bảng sao kê ngân hàng.

Bước 3: Thông tin ngân hàng

Thông tin ngân hàng sẽ bao gồm tên, số điện thoại, trang web và các thông tin cần thiết khác để liên hệ với ngân hàng khi có thắc mắc.

Bước 4: Hoạt động tài khoản

Bảng sao kê ngân hàng sẽ cung cấp chi tiết về mọi giao dịch diễn ra trong tài khoản. Các khoản tiền rút ra sẽ được ghi là “rút tiền” hoặc “ghi nợ”, trong khi các khoản tiền gửi hoặc vay tín dụng sẽ được ghi là “tiền gửi” hoặc “tiền tín dụng”.

Bước 5: Tóm tắt tài khoản

Sao kê sẽ có phần tóm tắt, bao gồm số dư đầu kỳ, tổng số tiền đã bổ sung và tổng số tiền đã rút, cùng với số dư cuối kỳ.

Bước 6: Ngày giao dịch

Bảng sao kê ngân hàng sẽ hiển thị ngày thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, một số giao dịch có thể không phản ánh chính xác ngày thực hiện do ngân hàng xử lý chậm hoặc có lỗi.

Bước 7: Tín dụng và thẻ ghi nợ

Tín dụng là các khoản tiền vào tài khoản, trong khi ghi nợ là các khoản tiền ra khỏi tài khoản. Các khoản ghi nợ bao gồm thanh toán qua thẻ ghi nợ, thanh toán hóa đơn và phí ngân hàng liên quan đến tài khoản thấu chi.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam về ủng hộ vùng lũ bằng cách nào? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu?

Kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam về ủng hộ vùng lũ bằng cách nào? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu?

Căn cứ Điều 27 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh.

- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.

- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.

- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.

- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.

- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.

- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.

- Các nhiệm vụ chi khác.

Theo hướng dẫn tại Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024, người lao động bị thiệt hại sau bão lũ được Công đoàn hỗ trợ như sau:

- Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết

- Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.

- Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đóng quỹ phòng chống thiên tai không?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định về các đối tượng đóng quỹ phòng chống thiên tai như sau:

Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc một trong những đối tượng đóng quỹ phòng chống thiên tai theo quy định pháp luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Danh sách sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào lũ lụt do bão số 3 có mấy trang? Xem chi tiết tại đâu? Chủ tịch Ủy ban MTTQVN cấp xã là công chức hay cán bộ?
Lao động tiền lương
Số tài khoản Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã thế nào?
Lao động tiền lương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Quyên góp cứu trợ cho người lao động tại khu vực bão lũ của mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra sao?
Lao động tiền lương
Kiểm tra hơn 12.000 trang sao kê của MTTQ Việt Nam về ủng hộ vùng lũ bằng cách nào? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nhận bao nhiêu tiền phụ cấp phục vụ?
Lao động tiền lương
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được hưởng bao nhiêu tiền phụ cấp phục vụ?
Lao động tiền lương
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hưởng bao nhiêu tiền phụ cấp phục vụ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2,410 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản quy định về quyên góp, khắc phục hậu quả thiên tai Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào