Kiểm soát viên tại doanh nghiệp bảo hiểm không được là người quản lý?
Tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải có kiểm soát viên?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về cơ cấu quản lý như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể quyết định thành lập Ban kiểm soát bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép lựa chọn mô hình tổ chức quản lý gồm
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải có kiểm soát viên trong cơ cấu tổ chức. Việc này phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp bảo hiểm không được là người quản lý?
Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên tại doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về điều kiện tiêu chuẩn của Kiểm soát viên như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Có bằng từ đại học trở lên của một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán. Trong vòng 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải rà soát, bảo đảm đáp ứng quy định này.
3. Trưởng ban kiểm soát có tối thiểu 05 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc có tối thiểu 03 năm giữ một trong các vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; kiểm soát viên có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
4. Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác. Việc xác định người có quan hệ gia đình thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
5. Không phải là người quản lý; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động, trừ trường hợp Điều lệ, Quy chế có quy định khác.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
a) Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Như vậy để trở thành Kiểm soát viên tại doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
- Có bằng từ đại học trở lên của một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán.
- Kiểm soát viên có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác.
- Không phải là người quản lý; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động, trừ trường hợp Điều lệ, Quy chế có quy định khác.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp bảo hiểm có được là người quản lý không?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ như sau:
Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ
..
5. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh quản lý nào tại cùng tổ chức. Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là Kiểm soát viên, người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác hoạt động tại Việt Nam.
Đồng thời, dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 26 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về điều kiện tiêu chuẩn của Kiểm soát viên đã đề cập ở trên cũng đã nêu rõ điều kiện để trở thành Kiểm soát viên là không phải là người quản lý; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động, trừ trường hợp Điều lệ, Quy chế có quy định khác.
Từ các quy định trên có thể thấy, kiểm soát viên tại doanh nghiệp bảo hiểm không được là người quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?