Kiểm soát viên ngân hàng cần bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành nào?
Kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng về ngạch Kiểm soát viên ngân hàng như sau:
Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;
b) Có kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
c) Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
đ) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
5. Yêu cầu đối với công chức thực hiện chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Kiểm soát viên ngân hàng cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật.
Ngoài ra, Kiểm soát viên ngân hàng cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
Kiểm soát viên ngân hàng cần bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành nào?
Bảng lương của Kiểm soát viên ngân hàng mới nhất?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng, cụ thể như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng
1. Các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
đ) Ngạch Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Theo đó ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của công chức thuế như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó:
- Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
- Hệ số lương: ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Như vậy bảng lương của Kiểm soát viên ngân hàng trong năm 2023 là:
Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
2,34 | 4.212.000 |
2,67 | 4.806.000 |
3,00 | 5.400.000 |
3,33 | 5.994.000 |
3,66 | 6.588.000 |
3,99 | 7.182.000 |
4,32 | 7.776.000 |
4,65 | 8.370.000 |
4,98 | 8.964.000 |
Lưu ý: Bảng lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định.
Kiểm soát viên ngân hàng phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN có quy định về nhiệm vụ của kiểm soát viên ngân hàng như sau:
Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
...
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
c) Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
Như vậy, công chức kiểm soát viên ngân hàng phải thực hiện 04 nhiệm vụ sau đây trong quá trình công tác:
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
- Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?