Kiểm định nồi hơi phải tiến hành theo các bước nào?
Kiểm định nồi hơi phải tiến hành theo các bước nào?
Tại Điều 4 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định nồi hơi và nồi đun nước nóng phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Theo đó, khi kiểm định nồi hơi phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Kiểm định nồi hơi phải tiến hành theo các bước nào? (Hình từ Internet)
Cần thống nhất những nội dung gì về kế hoạch kiểm định nồi hơi?
Tại Điều 7.1 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
7.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
7.1.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
7.1.2. Vệ sinh trong, ngoài nồi hơi, nồi đun nước nóng.
7.1.3. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh.
7.1.4. Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
7.1.5. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch nồi hơi, nồi đun nước nóng.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi, nồi đun nước nóng:
7.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
7.2.1.1. Kiểm tra lý lịch của nồi hơi, nồi đun nước nóng: Theo QCVN: 01- 2008 - BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu:
- Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
- Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
- Bản vẽ chế tạo;
- Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
....
Theo đó, trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi cần phải thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
- Vệ sinh trong, ngoài nồi hơi, nồi đun nước nóng.
- Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh.
- Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
- Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
Việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định nồi hơi được hiện như thế nào?
Tại Điều 8.1 QTKĐ:01 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Yêu cầu tháo xả hết môi chất trong thiết bị, làm sạch bên trong và bên ngoài thiết bị trước khi thực hiện các bước kiểm định tiếp theo. Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
8.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
8.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành kiểm tra theo quy định tại mục 8.2 của TCVN 7704:2007.
8.1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
8.1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
8.1.5. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi hơi, nồi đun nước nóng so với hồ sơ lý lịch.
8.1.6. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
8.1.7. Các loại van lắp trên nồi hơi, nồi đun nước nóng về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
8.1.8. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của nồi hơi, nồi đun nước nóng.
8.1.9. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, nồi đun nước nóng. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
8.1.10. Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
8.1.11. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Đáp ứng các quy định theo Mục 8 của TCVN 7704:2007;
- Đáp ứng các quy định theo Mục 5 của TCVN 7704:2007;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên ngoài nồi hơi, nồi đun nước nóng.
...
Theo đó, việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định nồi hơi được hiện theo trình tự nêu trên.
Xem chi tiết QTKĐ:01-2016/BLĐTBXH: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?